home

Vì sao lái xe bên trái có lợi hơn mà đa số các nước chọn lái xe bên phải?

Thu Huyền Thu Huyền 18:48 | 16/05/2020
Quy tắc lái xe bên trái hay lái xe bên phải không đơn giản là thói quen mà hình thành qua một quá trình lịch sử dài với những nguyên nhân đôi khi kỳ quặc.

>> Vì sao vô-lăng ô tô không đặt giữa

>> Vì sao ô tô không thiết kế phanh chân trái ga chân phải?

Quy tắc lái xe bên trái/lái xe bên trái

Với hầu hết, chuyện lái xe bên trái hay bên phải là quy định hiển nhiên không có gì phải bàn cãi. Nhưng với một số nhỏ, đó lại là câu hỏi thú vị. Chúng ta đều biết số người thuận tay phải đông hơn người thuận tay trái.

vi sao lai xe ben trai co loi hon ma da so cac nuoc chon lai xe ben phai

Thuận tay phải nghĩa là khi lái xe bạn sẽ có xu hướng quan sát bên phải tốt hơn. Tay thuận sẽ đảm nhiệm công việc quan trọng nhất là lái xe, trong khi tay không thuận sẽ làm các việc không quan trọng bằng như chuyển số, hay các việc linh tinh như chỉnh điều hoà, bật radio v.v.. Ngoài ra, tuổi tác sẽ khiến người ta giảm dần sự chú ý ở phía bên trái.

Nhiều người còn lý luận rằng lái xe bên trái sẽ tốt hơn cho người đi xe máy, xe đạp vì tất cả đều lên xe từ bên trái. Thậm chí, có hẳn một nghiên cứu vào năm 1969 chỉ ra rằng tỷ lệ tai nạn giao thông ở các nước lái xe bên trái thấp hơn các nước lái xe bên phải.

Vậy, tại sao số nước lái xe bên phải lại đông hơn?

Số đông lái xe bên phải

Mọi quốc gia đều tuân thủ quy tắc lái xe một bên, trái hoặc phải, đảm bảo việc di chuyển giữa các phương tiện trở nên thông suốt, liền mạch, tránh xảy ra va chạm. Trong tổng số 239 quốc gia và vùng lãnh thổ của thế giới, có 163 nơi chạy xe bên phải, chỉ 76 nơi chạy xe bên trái. Ước tính có 65% dân số đang có thói quen đi lại bên phải.

Từ xa xưa, lối giao thông bên trái hình thành theo thói quen của các chiến binh nhằm giúp tay phải có thể dùng kiếm chém đối thủ dễ dàng hơn
vi sao lai xe ben trai co loi hon ma da so cac nuoc chon lai xe ben phai
Biển báo giao thông trên một con đường ở nước Úc lưu ý rằng xe cộ lưu thông bên trái.

Quy tắc giao thông bên trái như sau: xe đi bên trái và nhìn thấy các xe ngược chiều ở bên phải; phải cắt qua dòng xe đi ngược chiều khi rẽ phải; hầu hết biển báo giao thông được đặt ở bên trái đường; giao thông tại nơi có vòng xuyến đi theo chiều kim đồng hồ; hầu hết các làn đường kép (tách ra từ đường cao tốc) đều ra ở phía bên trái; các phương tiện đều phải vượt về bên phải, trừ một số trường hợp thì được phép vượt bên trái; vô-lăng xe hơi ở phía bên phải; đèn đỏ có thể được phép rẽ trái v.v..

Quy tắc giao thông bên phải thì ngược lại. Để dễ hình dung, Việt Nam là quốc gia áp dụng quy tắc giao thông bên phải.

Vì sao có sự phân chia như vậy?

Theo các nguồn tư liệu, con người khởi nguồn việc lưu thông trên đường từ bên trái trước. Các dấu tích cổ nhất còn sót lại là từ thời La Mã. Nguồn gốc của lối di chuyển này bắt đầu từ việc kỵ binh cưỡi ngựa đi bên trái để tay phải có thể dùng kiếm tấn công đối thủ đang lao đến từ phía ngược lại. Ngoài ra do kiếm đeo hông trái nên việc lên ngựa từ bên trái cũng sẽ không gây vướng víu.

vi sao lai xe ben trai co loi hon ma da so cac nuoc chon lai xe ben phai
Bức tranh phác họa những chiếc xe ngựa chạy bên trái đường thời xưa.

Nhiều người đổ tại việc giao thông bên phải cho cách mạng Pháp. Trước cách mạng 1789, giới quyền quý đi bên tay trái buộc các thứ dân phải đi bên phải. Sau khi chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, giới quyền quý sống ẩn mình nên cũng cũng đi bên tay phải như các thứ dân.
Không có tư liệu nào xác thực việc này nhưng có 2 vĩ nhân ảnh hưởng lớn đến việc phần đông thế giới chọn lối đi bên phải.

Đầu tiên là Napoleon. Với việc tiến hành nhiều cuộc chiến chinh phạt ở châu Âu, ông đã mang luật đi bên phải phổ biến rộng rãi tới phần đông lục địa này.

Tại Mỹ, ban đầu người ta đi bên trái, như thói quen du nhập từ Anh. Đến những năm 1700 trước khi lập quốc, điều này dần thay đổi. Thời đó nông dân Mỹ thường dùng xe ngựa kéo để vận chuyển hàng hóa. Do xe không có chỗ cho xà ích nên anh này cưỡi luôn con ngựa ở hàng cuối phía bên trái để dùng tay phải điều khiển roi cho tiện. Thành ra việc đánh xe về bên phải đường để đi lại sẽ tiện hơn.

Tới đầu thế kỷ 20, Henry Ford đã đặt vô-lăng mẫu xe huyền thoại Model T bên trái, chính thức chấm dứt cuộc tranh cãi về tay lái thuận tay lái nghịch và khẳng định thói quen lái xe bên phải cho người Mỹ.

Theo National Geographic, chính quyết định này của Ford đã khiến nhiều quốc gia châu Âu chuyển từ đi bên trái sang đi bên phải, sẽ đề cập ở phần dưới.

Ngày nay, nhiều nước châu Á vẫn lưu thông bên trái

Bắt đầu từ thế kỷ 19, xu hướng chung của thế giới là lưu thông phía tay phải trừ nước Anh và các nước thuộc địa của Anh tất nhiên cũng phải tuân thủ theo quy định của "mẫu quốc". Đó chính là lý do Ấn Độ, Úc, New Zealand, Hong Kong, Singapore và một số nước châu Phi (Kenya, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe và Nam Phi) vẫn duy trì phương thức lưu thông bên tay trái.

vi sao lai xe ben trai co loi hon ma da so cac nuoc chon lai xe ben phai
Nhật Bản vẫn duy trì phương thức lưu thông bên tay trái.

Một trường hợp khá thú vị là Nhật Bản, dù nước này không phải là thuộc địa của Anh nhưng ngay từ thời Mạc phủ Tokugawa (1603-1868), người dân nước này đã quen với lưu thông phía tay trái. Bắt đầu từ năm 1872, người Anh trợ giúp chính phủ Nhật xây dựng mạng lưới đường sắt và tàu điện đầu tiên ở nước này. Do đó, các đoàn tàu hỏa và tàu điện đều đi ở phía trái theo kiểu Anh càng làm cho lối lưu thông này trở thành truyền thống, sau đó được chính thức hóa bởi một đạo luật ban hành vào năm 1924.

Hiện nay, ở châu Á, ngoài các nước kể trên còn có Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Brunei, Macau, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal và Bhutan là vẫn lưu thông bên trái.

Trong giai đoạn thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, nước Pháp ra sức mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua việc xâm chiếm các nước ở châu Phi (Morocco, Tunisia, Algeria, Niger, Nigeria, Senegal, Gambia, Gabon, Cameroon…) và châu Á (Lào, Campuchia, Việt Nam), họ cũng áp dụng phương thức lưu thông bên phải cho các nước này.

Thuỵ Điển tới tận năm 1967 mới chuyển từ lái xe bên trái sang bên phải, bất chấp đại đa số trong cuộc trưng cầu dân ý phải đối

Những trường hợp đặc biệt

Khó mà tin được là cho tới tận những năm 1930, quy định giao thông bên trái hay bên phải vẫn chưa rõ ràng ở hầu hết các nước. Canada có một số vùng vẫn lái xe bên trái cho tới tận sau Thế chiến II. Những năm 1920, ở Tây Ban Nha việc đi lại vẫn hết sức lộn xộn. Xứ Catalan chọn cách đi bên phải trong khi thủ đô Madrid đi bên trái, tới tận năm 1924 mới có quy định chung cho toàn quốc.

vi sao lai xe ben trai co loi hon ma da so cac nuoc chon lai xe ben phai
Việt Nam áp dụng phương thức lưu thông bên phải.

Thuỵ Điển là trường hợp độc đáo nhất, tới tận 1967 toàn dân vẫn đi bên trái. Do sự bất tiện khi giao thông với các nước khác, năm 1955, nước này tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để chuyển từ đi bên trái sang bên phải. 82,9% phản đối. Năm 1963, quốc hội nước này vẫn thông qua một đạo luật về sự chuyển đổi này và áp dụng từ năm 1967. Rất công phu và tốn công sức cho một quy định tưởng chừng rất đơn giản. Đấy là chưa kể cỡ 120 triệu USD được chi ra để thay đổi lại toàn bộ các biển báo trên đường.

Nước Áo vào những năm sau Thế chiến I có quy định khác nhau, nửa đi bên trái nửa đi bên phải. Tới khi Đức quốc xã xâm chiếm nước này năm 1938, chỉ bằng một mệnh lệnh hành chính của Hít-le, sau một đêm toàn bộ quốc gia đã đồng loạt bị ép đi sang phía bên phải đường. Quy định này gây ra một sự náo loạn bởi tất cả những người đi xe hai bánh không tài nào quan sát được biển báo vốn vẫn đang nằm nguyên ở vị trí cũ.

Hà Lan, dưới ảnh hưởng của Napoleon, đã chuyển sang đi bên phải từ đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, thuộc địa của nước này là Indonesia vẫn duy trì kiểu đi bên trái cho tới nay. Indonesia và Ấn Độ chính là hai nước đông dân nhất áp dụng luật đi bên trái.

Hầu hết các nước chuyển đổi cách lưu thông là từ bên trái qua bên phải, nhưng trường hợp ngược lại không phải không có. Samoa, năm 2009, đã đưa ra quyết định rất đột ngột như vậy. Nguyên nhân của việc này? Đấy là do Thủ tướng Saillele Malielegaoi tin rằng khi đó Samoa có thể nhập xe tay lái nghịch giá rẻ từ Nhật và các láng giềng Úc, New Zealand.

Thu Huyền

Đọc tiếp
Theo LĐCĐ
Bạn thấy bài viết thế nào?
Kém Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt

Có thể bạn quan tâm

Trong tương lai, xe số sàn sẽ dần biến mất?

Trong tương lai, xe số sàn sẽ dần biến mất?

Theo Edmunds thống kê, chỉ có 41 trong tổng 327 mẫu xe mới được bán ra tại Mỹ trong năm 2020 sử dụng hộp số sàn. Liệu trong tương lai, xe số sàn sẽ bị “khai tử”?    

Cùng chuyên mục

Tái chế xe hơi - Ngành công nghiệp tỷ đô

Tái chế xe hơi - Ngành công nghiệp tỷ đô

Mỗi năm, có hơn 27 triệu chiếc xe cũ đã hết vòng đời và quá niên hạn sử dụng. Việc xử lý lượng xe “quá đát” khổng lồ này là vừa là thách thức, vừa là món hời không hề nhỏ.
10 điều thú vị về Castrol có thể bạn chưa biết

10 điều thú vị về Castrol có thể bạn chưa biết

Với danh tiếng tạo dựng được trong hơn một thế kỷ, Castrol đã trở thành một trong những thương hiệu dầu nhớt hàng đầu thế giới với những sản phẩm chất lượng. Có rất nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh thương hiệu dầu nhớt đến từ Anh Quốc này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Lược sử Bentley - Chương cuối: Kỷ nguyên mới

Lược sử Bentley - Chương cuối: Kỷ nguyên mới

Volkswagen đã đưa Bentley vào một kỷ nguyên mới với những khoản đầu tư mạnh tay. Giờ đây, Bentley là sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ hiện đại và kỹ nghệ thủ công truyền thống. Thương hiệu Anh đang thăng hoa hơn bao giờ hết.
Lược sử Bentley - Chương 9: Đường ai nấy đi

Lược sử Bentley - Chương 9: Đường ai nấy đi

Năm 1998, Bentley và Rolls-Royce đã chính thức “chia tay” sau 2/3 thập kỷ gắn bó. Bentley về tay Volkswagen và Rolls-Royce thuộc về BMW sau một cuộc chiến pháp lý đầy gay cấn giữa 2 gã khổng lồ này.
Lược sử Bentley - Chương 8: Phục hưng (phần 2)

Lược sử Bentley - Chương 8: Phục hưng (phần 2)

Sau sự ra mắt ấn tượng của Continental R - chiếc Bentley đầu tiên không chia sẻ thiết kế với Rolls-Royce, Bentley đã trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Lược sử Bentley - Chương 8: Phục hưng (Phần 1)

Lược sử Bentley - Chương 8: Phục hưng (Phần 1)

Khi mà thương hiệu Bentley tưởng như đã “bay màu”, phép màu đã xảy ra nhờ một anh nhân viên bán hàng trẻ tuổi của Rolls-Royce. Tên anh là David Plastow.
Lược sử Bentley - Chương 7:Thoi thóp dưới trướng Rolls-Royce

Lược sử Bentley - Chương 7:Thoi thóp dưới trướng Rolls-Royce

Trong nhiều thập kỷ, Bentley chỉ là cái bóng mờ nhạt khuất sau lưng gã khổng lồ mang tên Rolls-Royce. Những chiếc Bentley của thời kỳ đó chẳng khác nào xe Rolls-Royce đội lốt và tất nhiên, chúng chẳng mấy hấp dẫn trong mắt người giàu.
Castrol MAGNATEC - Kỷ nguyên mới của công nghệ bảo vệ động cơ

Castrol MAGNATEC - Kỷ nguyên mới của công nghệ bảo vệ động cơ

Cứ mỗi giây trôi qua là có 1,5 lít Castrol MAGNATEC được bán đến tay khách hàng và tổng cộng đã có hơn 1 tỷ lít Castrol MAGNATEC được bán trên toàn cầu. Vậy điều gì tạo ra thành công của dòng sản phẩm dầu nhớt có xuất xứ Anh Quốc này?
Lược sử Bentley - Phần 6: Quốc vương Brunei - Khách hàng đặc biệt của Bentley

Lược sử Bentley - Phần 6: Quốc vương Brunei - Khách hàng đặc biệt của Bentley

Hơn 100 triệu bảng Anh từ Quốc vương Brunei là liều thuốc cần thiết để Bentley vượt qua khó khăn trong thập niên 90. Hơn 100 triệu bảng Anh, từ một khách hàng!
Lược sử Bentley - Chương 5: Chủ nhân Bentley, họ là ai?

Lược sử Bentley - Chương 5: Chủ nhân Bentley, họ là ai?

Chủ nhân của những chiếc Bentley là ai, cách họ sống có gì khác biệt so với chúng ta? Đó là câu hỏi nhiều người đặt ra và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhóm khách hàng của Bentley.

Đọc nhiều

Tâm sự hai cha con thoát nạn khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Tâm sự hai cha con thoát nạn khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Chiếc xe bán tải Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải trong tai nạn liên hoàn nhưng chủ xe và con nhỏ đã may mắn tai qua nạn khỏi.
Tìm được chiếc Mitsubishi Xpander bị ăn trộm: Từ một thông báo thu phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Tìm được chiếc Mitsubishi Xpander bị ăn trộm: Từ một thông báo thu phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Chiếc Mitsubishi Xpander bị ăn trộm ngay tại bãi xe trong chung cư ở Hà Nội đã được tìm thấy một cách ly kỳ sau 8 ngày mất tích.
Khoảnh khắc trước khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Khoảnh khắc trước khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Chủ nhân chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải trong vụ đâm liên hoàn vừa gửi clip camera hành trình quay cả phía trước lẫn sau xe cho thấy rõ tình huống diễn ra như thế nào.
Xe tập lái va chạm xe tải, chi tiết dưới chân học viên gây tranh cãi

Xe tập lái va chạm xe tải, chi tiết dưới chân học viên gây tranh cãi

Vụ việc xe tập lái va chạm xe tải tại một ngã tư không có đèn giao thông ở Phủ Lý, Hà Nam đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Tạm giữ đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn

Tạm giữ đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn

Đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn đã bị cơ quan công an tạm giữ hình sự để điều tra vào chiều nay (27/3).
Mazda CX-5 lại giảm giá, đẩy đối thủ vào cuộc đua giá mới?

Mazda CX-5 lại giảm giá, đẩy đối thủ vào cuộc đua giá mới?

Sau giai đoạn nhích khẽ giá bán vào cuối năm 2023, Mazda CX-5 lại giảm giá mỗi xe 10 triệu đồng, chỉ còn từ 749 triệu đồng cho phiên bản thấp nhất.
Doanh số xe điện VinFast tại Mỹ tăng lên bao nhiêu trong quý I/2024?

Doanh số xe điện VinFast tại Mỹ tăng lên bao nhiêu trong quý I/2024?

So với cùng giai đoạn này của năm ngoái, trong quý I/2024, doanh số xe điện VinFast tại Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng tới 742,7%.
Người dùng Thái Lan tố cáo xe MG chất lượng kém ngay tại triển lãm ô tô Bangkok

Người dùng Thái Lan tố cáo xe MG chất lượng kém ngay tại triển lãm ô tô Bangkok

Một chủ xe tại Thái Lan đã chơi chiêu "độc" khi mang băng rôn vào Triển lãm Ô tô quốc tế Bangkok để tố cáo xe MG chất lượng kém.
Xe máy điện BMW CE04 giá đắt hơn nửa tỷ đồng

Xe máy điện BMW CE04 giá đắt hơn nửa tỷ đồng

BMW CE04, một trong những mẫu xe máy điện đầu tiên của BMW Motorrad, đã chính thức có mặt tại Việt Nam với mức giá "chào bán" gần 569 triệu đồng, trở thành một trong những mẫu xe máy điện đắt nhất thị trường hiện ...
Siêu xe McLaren 750S Spider ra mắt tại Việt Nam với giá bán khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe McLaren 750S Spider ra mắt tại Việt Nam với giá bán khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider ra mắt khách hàng Việt Nam hoàn toàn mới đến với khách hàng Việt Nam. Đây là phiên bản nâng cấp mạnh mẽ và nhẹ hơn so với mẫu 720S tiền nhiệm. đã chính thức giới thiệu mẫu siêu ...
Ra mắt Hyundai Stargazer 2024 giá từ 489 triệu đồng rẻ nhất phân khúc

Ra mắt Hyundai Stargazer 2024 giá từ 489 triệu đồng rẻ nhất phân khúc

TC Motor vừa công bố điều chỉnh mức giá niêm yết Stargazer bản Tiêu chuẩn xuống còn 489 triệu đồng và ra mắt hai phiên bản mới là Hyundai Stargazer X và X Cao cấp.
Chi tiết những thay đổi nâng giá trị của Ford Everest Platinum và Ranger Stormtrak

Chi tiết những thay đổi nâng giá trị của Ford Everest Platinum và Ranger Stormtrak

Ford Everest Platinum và Ranger Stormtrak vừa ra mắt sở hữu những chi tiết tạo nên sự khác biệt và không thể tìm thấy từ các đối thủ trên thị trường.
Xe bán tải Kia đầu tiên mang tên Tasman 2025

Xe bán tải Kia đầu tiên mang tên Tasman 2025

Xe bán tải Kia đầu tiên mang tên Tasman 2025 sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Toyota Hilux, Ford Ranger và Isuzu D-Max.
Suzuki Jimny 2024 ra mắt thị trường Việt sau nhiều lần lỡ hẹn

Suzuki Jimny 2024 ra mắt thị trường Việt sau nhiều lần lỡ hẹn

Sáng nay, 10/4 Suzuki Jimny 2024 đã chính thức được giới thiệu tới người tiêu dùng Việt sau nhiều lần lỡ hẹn. Mẫu xe địa hình cỡ nhỏ này được bán với mức giá 789 triệu đồng và lô xe Suzuki Jimny 2024 đã có ...
Phiên bản di động