Từ 1/1/2018, nếu người đi bộ sang đường không tuân thủ luật lệ giao thông, để xảy ra tai nạn thì sẽ bị xử lý hình sự, tùy mức độ có thể bị phạt tù lên đến 15 năm.
Tuy nhiên thực tế, sự bất hợp lý trong việc phân bổ, bố trí các vị trí cho người đi bộ qua đường như biển báo, đèn báo hiệu, các hầm chui, cầu vượt còn thiếu đồng bộ. Nhiều tuyến đường có dải phần cách cứng, hoặc rào phân cách làn đường, người đi bộ muốn qua đường phải đi hàng cây số mới đến điểm mở để sang được đường. Một số nơi, vỉa hè dành cho người đi bộ bị chiếm dụng để kinh doanh dịch vụ như trông giữ xe đạp, xe máy, khiến người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường. Những bất cập trên khiến ý thức người đi bộ khi tham gia giao thông bị giảm xuống.
Nếu người đi bộ sang đường không tuân thủ luật lệ giao thông, để xảy ra tai nạn thì sẽ bị xử lý hình sự từ 1/1/2018. |
PGS Doãn Minh Tâm, nghiên cứu viên cao cấp giao thông, cho rằng ủng hộ việc xử phạt người đi bộ, nhưng hiện nay nước ta mới chỉ xử phạt người đi bộ tại các ngã tư có đèn giao thông và vạch kẻ đường cho người đi bộ, vậy còn những chỗ khác sẽ ra sao? Muốn xử phạt người đi bộ, trước hết Hà Nội cần giải quyết trả lại vỉa hè thông thoáng cho người đi bộ.
Xử phạt người đi bộ vi phạm luật giao thông là một trong những biện pháp cần thiết để giảm tai nạn và ùn tắc giao thông trên địa bàn cả nước, nhưng để quy định này thật sự hiệu quả, trước tiên cần hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan; tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở hạ tầng cho người đi bộ.
Tuy nhiên, một nguyên nhân chính tồn tại từ lâu mà đến nay vẫn chưa cải thiện nhiều, đó là do ý thức, thái độ và hành vi của một bộ phận người tham gia giao thông còn kém. Không chỉ những người điều khiển phương tiện mà ngay cả ý thức của người đi bộ cũng là căn nguyên gây ra tai nạn giao thông.