Tại sao túi khí không nổ khi xảy ra tai nạn? Tai nạn nghiêm trọng tại Hải Dương, xe tải lật nghiêng đè lên nhiều người |
Theo đó, việc nghiên cứu được dựa trên số liệu CSGT thu được tại 3 Tỉnh-Thành phố là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Hà Nội từ tháng 05 đến tháng 12 năm 2018. Kết quả thu được cho thấy số vụ tai nạn giao thông (TNGT) sau khi sử dụng rượu bia là 4% ở Hà Nội, 5% ở TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương là 12%. Mặc dù vậy, số liệu này vẫn còn rất thấp so với số liệu thống kê TNGT do rượu bia và các thức uống có cồn khác tại một số Bệnh viện.
Cũng theo như báo cáo thu được, nam giới gây ra 80-90% các vụ TNGT do lạm dụng rượu bia, khoảng thời gian xảy ra tai nạn thường rơi vào buổi tối (18h-24h) và số liệu càng cao khi rơi vào cuối tuần. Phương tiện gây ra tai nạn là xe máy chiếm đến 70-90%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại các nhà hàng, quán nhậu hành vi sử dụng chất có cồn khi lái xe rất phổ biến bất chấp các quy định luật pháp hiện hành. Tỉ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm đến 68% (xe máy 62%, ô tô 6%). Ngoài ra, khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say: 34% có dáng đi hơi xiêu vẹo, 5% xiêu vẹo. Tỷ lệ vi phạm luật giao thông rất cao, cụ thể 36% không bật xi nhan khi sang đường, 26% đi ngược chiều và 17% không bật đèn xe.
Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn - trưởng nhóm nghiên cứu |
Theo Tiến sĩ Vũ Anh Tuấn - trưởng nhóm nghiên cứu "Nhiều vụ TNGT liên quan đến rượu bia chủ yếu là công nhân và các vùng sâu, vùng xa, uống rượu xong rồi trèo lên xe máy tự lái về nhà. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 300 người, trong đó đối tượng làm thời vụ có thói quen uống rượu bia hàng ngày cao hơn. Chính vì thế, việc tuyên truyền đến các khu công nghiệp, vùng sâu để người dân ý thức được tác hại của rượu bia là hết sức cần thiết".
Qua khảo sát, phân tích tâm lý hành vi các đối tượng bị TNGT do URB-LX, có một số nhận thức sai lầm của các nạn nhân là: “Tôi nghĩ rằng lái xe máy sau khi uống rượu bia vẫn an toàn như mọi khi” và “Đi quãng đường ngắn nên tôi nghĩ là an toàn”. Những nạn nhân nghĩ mình vẫn “bình thường” đủ khả năng điều khiển xe máy ra về thì lại có tỷ lệ bị chấn thương nặng cao hơn những nạn nhân cảm thấy “không bình thường” hay “bị say”. Gần 2/3 số nạn nhân vẫn tiếp tục tự điều kiển phương tiện ra về sau khi uống rượu bia say mặc dù họ có sự thay đổi nhận thức về các tác hại của hành vi này sau khi bị tai nạn.
Chính vì những lý do trên, ông Tuấn cho rằng cần phải có nhiều biện pháp tuyên truyền và giáo dục mạnh mẽ hơn cho người dân về tác hại của rượu bia và ý thức của họ khi tham gia giao thông. Các biện pháp được ông và nhóm nghiên cứu đưa ra bao gồm: Tuyên truyền qua các nạn nhân từng bị TNGT do URB-LX; Dán poster cảnh báo tại các cơ sở phục vụ rượu bia (nhà hàng, quán nhậu); Tăng cường cảnh báo từ người thân trong gia đình; Chương trình giáo dục cho người tái vi phạm; Sử dụng kết quả của nghiên cứu này để truyền thông thay đổi nhận thức, ý thức và hành vi; Giáo dục về tác hại của hành vi URB-LX và các biện pháp phòng tránh ở nhà trường các cấp.
Các giải pháp về công nghệ và dịch vụ cũng được chú trọng. Cụ thể, tăng cường dịch vụ taxi đưa người uống về nhà an toàn; Khuyến khích sản xuất và tiêu thụ đồ uống có nồng độ cồn thấp hoặc không cồn; Ứng dụng các phần mềm cảnh báo nồng độ cồn trên điện thoại thông minh; Ứng dụng khóa liên động trên phương tiện mô tô, xe máy.
Toyota tổ chức 'Hòa nhạc Toyota' 2019 gây quỹ hỗ trợ tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam Truy tìm tài xế Mazda CX-5 gây tai nạn liên hoàn rồi bỏ chạy |
Viên Huy