Những bộ phận của xe cổ được tân trang và chờ lắp ráp. |
Thời kì đó Xí nghiệp xe máy Hà Nội chuyên sản xuất các loại xe lam, xe ba bánh cho các tỉnh thành trên cả nước, công nhân của Xí nghiệp được học, đào tạo từ các chuyên gia đến từ Nga và Đức về xe máy.
Như một lối rẽ cắt ngang, công việc đã đưa ông đến với xe máy cổ. Ông Thọ cho biết: “Vào những năm 1996-1997 thị trường bắt đầu hạn chế sử dụng xe lam, xe ba bánh, tôi nghỉ việc và ấp ủ dự tính mở một hiệu sửa xe máy nhỏ”.
Ban đầu khi mới vào nghề, nguồn "xác" xe của ông là từ những người đi châu Âu như Đức, Bỉ, Hà Lan về nước bán lại. Ông cho biết ở đây họ không sử dụng nhiều nên xe còn khá mới. Còn những xe có nguồn gốc từ Philippin, Lào, Campuchia… thường là xe đã sử dụng lâu năm nên hỏng hóc khá nặng và phải bỏ đi rất nhiều chi tiết.
Việc phục hồi xe phải mất khá nhiều công sức và thời gian. Trung bình mỗi chiếc xe với đầy đủ phụ tùng cũng phải mất tới gần 3 tháng để hoàn thành. Còn với những chiếc chưa đầy đủ linh phụ kiện thì việc tìm kiếm và chế tác thời gian sẽ lâu hơn rất nhiều.
Những bộ phận của chiếc xe được phục hồi nguyên bản và mới. |
Bên cạnh tay nghề còn là chữ “tín” và ông Thọ cho biết rất coi trọng điều này. Ông chia sẻ: “Tết vừa qua có một khách hàng là giám đốc một ngân hàng ở Hà Nội đặt làm chiếc xe Mobilet với giá 40 triệu đồng. Sau ba tháng hoàn thành chuẩn bị bàn giao thì có người đến xem, rất ưng ý và tỏ ý muốn mua bằng được. Họ sẵn sàng trả giá tới 50 triệu đồng nhưng tôi từ chối bởi số tiền ấy dù khá lớn nhưng chữ tín còn quan trọng hơn rất nhiều”.
Mobilet là dòng xe có từ trước những năm 1975 và ở Hà Nội nay chỉ còn lại bốn người thợ có thể chế lại được từ máy đến tất cả các bộ phận của xe.
Cửa hàng sửa xe nhỏ nhưng lượng xe tập trung lúc cao điểm có đến hơn 100 chiếc thuộc đủ chủng loại và xe càng cổ, đời "sâu" thì giá tiền sẽ càng đắt. Tại đây, chiếc giá rẻ nhất cũng có giá khoảng 10 triệu đồng còn với những chiếc xe cổ và nguyên bản thì giá có thể lên tới hơn 100 triệu đồng.
Theo Infonet