Khi chúng tôi đến điểm trường, các bé đã đợi sẵn ở đó. Có thể nói các bé mầm non rất ngoan, khi chúng tôi chia kẹo, các bé bóc ăn nhưng cầm giấy trên tay và tập trung lên bàn cô giáo chứ không vứt lung tung.
Chỗ này là tất cả đồ chơi của lớp mầm non.
Ở đây, các em đi học mang theo em bé là chuyện bình thường.
Giống như ở các vùng cao khác, chỉ có vài điểm có sóng điện thoại.
Chỗ ăn nghỉ của các thầy cô.
Chia tay các thầy cô chúng tôi tiếp tục lên đường. Đi một đoạn nữa, bác Xe bò sẽ rẽ sang điểm Pa Xoan, còn tôi đi tiếp đến điểm Huổi Ít. Lúc đầu nghe mấy cái tên thấy khó nhớ nhưng đi đến đâu, lại thấy quen quen như lâu rồi, giờ có khi nói vanh vách từng điểm ý chứ!
Đường trên này thường bé tí, gặp xe ngược chiều thường tìm chỗ né để tránh nhau.
Bản Huổi Xuân nhin từ trên cao.
Phải thừa nhận dù rất thích được tự lái xe máy trên con đường thế này nhưng tôi...không dám!
Những cái dốc như thế này thì phụ thuộc vào rất nhiều cái xe của thầy giáo mà mình đi bộ nhiều hay ít.
Được cái lão Xe bò có đôi chân khỏe, em thở hắt ra mà mặt lão vẫn tỉnh bơ.
Con sông Nậm Mức chảy qua xã nhìn từ xa cũng đẹp đấy chứ?
Những người dân chúng tôi gặp trên đường đều tỏ ra niềm nở và vui vẻ.
Điểm Huổi Ít đây rồi. Mỏi tay phết. Không phải mỏi tay gõ chữ mà lúc trên đường, hai tay phải bám chặt lấy xe để khỏi văng ra ngoài.
Do được báo trước, bữa trưa của chúng tôi sẽ do thầy cô ở điểm này chuẩn bị. Chúng tôi cũng đã hết sức từ chối nhưng sự mến khách của các thầy cô làm bọn tôi phải...xiêu lòng!
Nồi nước cũng đã chuẩn bị.
Góc trang trí của cô giáo.
Trạm bưu điện.
Khu vệ sinh.
Nhịn miệng đãi khách.
Đây là lớp mầm non. Ở đây có gần 40 bé.
40 em trong cái chòi này quả thực là quá chật chội, lại còn chia thành ba lứa tuổi: 3,4,5:
Các em không phải mang sách về nhà vì mang về....toàn xé.
Bữa cơm đã xong.
Bữa cơm tại trường.
Do còn phải đi nhiều nên bữa ăn diễn ra cũng rất nhanh. Chúng tôi chia tay và cảm ơn các thầy cô, hẹn ngày gặp lại.
Từ đây, chúng tôi sẽ xuống điểm Pa ít, một điểm nằm thấp nhất trong thung lũng. Điểm này rất nóng so với các điểm ở xã.
Giờ là đi xuống, sau Pa ít lại đi lên vượt qua mấy dãy núi kia.
Vượt qua dãy núi bên kia, chúng tôi sẽ tới điểm trung tâm của trường Huổi Mí.
Nói chuyện với các thầy cô một lát để nắm tình hình, chúng tôi xin phép đi tiếp vì hành trình vẫn còn ở phia trước. Lúc này đã hơn 3h chiều.
Qua bản Pa ít. Đường này mà mưa là khỏi đi đâu.
Những người dân lầm lũi cõng đồ.
Qua suối.
Bắt đầu từ điểm thấp nhất là bờ suối, giờ con đường dựng ngược và cứ thế lên đến điểm 1266m.
Lại nhìn thấy sông. Đúng lúc này thì hai chiếc xe bắt đầu có triệu chứng ì rồi.
Đoạn này phải đi bộ nhiêu lần vì xe không tải nổi, cố lên đỉnh rồi nghỉ.
Nhìn sang đỉnh núi bên cạnh thấy cũng gần ngang ngang, chúng tôi còn phải leo một đoạn nữa.
Đứng ở đây có thể nhìn thấy đoan đường vừa trải qua.
Nhìn thấy hai bản mà chúng tôi đã đi qua ở hai dãy núi.
Vẫn phải vượt qua một đoạn đường xấu nữa.
Từ đây, con đường dốc thẳng xuống điểm trung tâm. Đường dốc và xấu đến nỗi hai tay phải bám chặt vào cái khung đằng sau yên, dù cố gắng nhưng không thể giơ cái máy bao diêm ra chụp được. Người leo Phan xi păng như bacs Xe bò còn bảo: Ngồi xe mà đau hết...tay! Chênh độ cao của mỗi đoạn ngắn này khoảng 700, 800m. Cuối cùng chúng tôi cũng về được đến trường trung tâm. Đây mới chỉ là một nửa của chuyến tiền trạm. Nghe nói nhóm số 2 đi lên Mường Lay rồi quay vao gian nan cũng không kém mấy. Bằng chứng là các bác đi từ 10h sáng mà 4h30 chiều, cũng mới đến được điểm trung tâm.
Đến trường đúng giờ ra chơi của lũ trẻ.
Phút thư giãn của các thầy.
Nhà ăn của các cháu khá sạch sẽ.
Đây là bếp nấu.
Rất nhiều nhà quây tường bằng tôn. Dễ thi công nhưng chắc là nóng lắm.
Tranh thủ đi ngó các cháu học.
Chưa thấy nhóm hai vào hết, chúng tôi tranh thủ đi thăm luôn trường mầm non trung tâm ở gần đó.
Kts Đoàn Thanh Hà đi cùng đoàn.
Sau khi thăm quan trương mầm non xong thì các thành viên cuối cùng của nhóm 2 mới đến nơi.
Tranh thủ lúc mọi ngươi vào trường tiểu học, bọn em đi thăm luôn trường trung học cơ sở, phải nói là các trường học ở Huổi Mí rất đông học sinh, điêu đó chứng tỏ công tác vận động học sinh đến lớp của các thấy cô khá tốt. Cũng phải thừa nhận đấy cũng là sự cố gắng của nhà nước khi mỗi cháu đi học được nhà nước nuôi 460 nghìn đồng/ tháng. Dù thiếu nhưng không đói.
Đi thăm khu nội trú của các em. Tuy cơ sở vật chất thiếu thốn nhiều, nhưng chỗ ăn ở khá sạch sẽ. Đấy là điều nhìn thấy ở Huổi Mí.
Vừa ăn cơm xong, các em xúm vào rửa bát.
Kts Đoàn Thanh Hà vẫn cặm cụi với những ghi chép của mình.
Tôi hỏi thầy hiệu trưởng: - Ở đây có nhiều em học lên trung học phổ thông không? thầy trả lời: Có nhiều anh ạ!
Hy vọng thế! Chúng ta không hy vọng cuộc sống của các em sẽ tốt hơn được ngay bằng việc đi học, nhưng hy vọng nhận thức của các em được nâng lên, những gì các thầy cô dạy dỗ dù các em có tiếp thu được một phần cũng làm cuộc sống của các em hơn lên rất nhiều rồi.
(Còn nữa)
Trên đây là những chia sẻ của thành viên Sonrack, diễn đàn OtoFun.BBT OF News xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được chia sẻ của các thành viên khác trên diễn đàn.Để xem chi tiết bài viết, mời độc giả đọc Tại đây.