10 mẫu ô tô “dị” nhất thế giới Những mẫu xe “bền dáng” hàng đầu tại Việt Nam Vì sao những mẫu xe cổ điển mang một sức hút khó chối từ? |
Peugeot 206 CC (2000)
Nếu như Mercedes SLK được xem như biểu tượng của mẫu xe mui trần xếp, thì Peugeot 206 CC lại là chiếc xe giúp kiểu dáng này phổ biến hơn trên thị trường.
Peugeot 206 CC với giá bán 14.530 bảng có thể mang đến cho bạn những trải nghiệm khác lạ khi xe “biến hóa” từ chiếc coupe sang mui trần chỉ bằng một nút bấm. Chính vì thế, Peugeot đã bán được 360.000 chiếc xe phiên bản 206 CC. Tuy nhiên, nhược điểm của Peugeot 206 CC là phần mui xếp thường xuyên bị lỗi, không thể tự đóng kín. Và mái che này cũng dễ bị dột khi trời mưa.
Volkswagen Phaeton (2002)
Phaeton là mẫu sedan hạng sang có khả năng duy trì ở tốc độ 300 km/h bền vững trong môi trường thời tiết 50 độ C mà vẫn bảo đảm nhiệt độ mát mẻ trong khoang lái. Vào thời điểm đó, đây là tiêu chuẩn hết sức khó khăn nhưng Phaeton đã thực hiện được nhờ vào động cơ W12 6,0 lít.
Ngoài ra, Phaeton còn được trang bị hệ thống treo có thể điều chỉnh, lẫy chuyển số cho hộp số tự động, màn hình thông tin giải trí trung tâm từ rất lâu trước khi nó được phổ biến trên những chiếc xe ngày nay.
Citroen C3 Pluriel (2003)
Hãng Citroen đã cố gắng phát triển ý tưởng về một chiếc xe lai Coupe-Cabriolet. Kết quả, chiếc Pluriel đã ra đời với thiết kế mui trần đầy đủ 4 chỗ ngồi, nhờ các thanh ray mái có thể tháo rời.
Tuy nhiên, đây cũng là lúc mà rắc rối phát sinh. Đầu tiên, việc tháo ra, lắp lại các thanh ray khá vất vả. Thứ hai, trong cốp xe cũng không có đủ không gian để chứa các thanh ray này. Nếu đi xe mui trần này ra đường mà gặp trời mưa thì chắc chắn bạn sẽ bị ướt.
Bugatti Veyron (2005)
Để đạt được tốc độ hơn 400 km/h, Bugatti Veyron phải sử dụng động cơ W16 8.0 lít, 4 bộ tăng áp để sản sinh công suất 1184 mã lực. Chiếc xe cũng đi kèm với hộp số ly hợp kép bảy cấp, hệ dẫn động bốn bánh và cánh gió sau có tác dụng như phanh khí.
Tuy vậy các kỹ sư của Bugatti còn phải vò đầu bứt tai để xử lý lượng nhiệt khổng lồ tạo ra. Chỉ riêng động cơ đã cần ba bộ tản nhiệt, cộng với các bộ tản nhiệt khác cho hộp số, bộ làm mát dầu vi sai và dầu động cơ.
Lexus LFA (2010)
Với thân xe được làm từ sợi carbon, chiếc LFA được trang bị động cơ V10 hút khí tự nhiên dung tích 4,8 lít sản sinh công suất 553 mã lực. Động cơ này quay nhanh đến mức Lexus cho rằng cần có bộ đếm vòng quay kỹ thuật số vì bộ đếm tương tự không thể theo kịp tốc độ của động cơ.
Bánh sau của LFA được gắn bộ tản nhiệt trong khi các bánh xe được thiết kế dạng tuabin để hút khí nóng ra khỏi phanh. Chỉ có 500 chiếc được sản xuất và Toyota tuyên bố LFA được xây dựng như một tiêu chuẩn tham chiếu cho các mẫu thể thao trong vòng 25 năm tới.
Phương Huyền