Cà phê OF số 10: “Airbnb - tưởng khó mà dễ” Truy tìm tài xế Mercedes-Benz ‘bùng’ tiền thay lốp trên cao tốc Pháp Vân Thành viên Otofun "lật mặt" kẻ lừa đảo iPhone với thủ đoạn tinh vi |
Dưới đây là 6 điều các tài xế cần lưu ý để tài xế đối phó và xử lý trong các tình huống xe bị ngập hoặc bất ngờ đi vào vùng ngập nước.
1. Đều ga ở số 1 khi di chuyển trong vùng ngập
Đối với xe số sàn, tài xế nên giữ ở số 1, lái tròn số và thật điềm tĩnh khi đi qua vùng ngập, tuyệt đối tránh thốc ga đột ngột vì việc thốc ga đột ngột dễ dẫn tới nước tràn qua lưới tản nhiệt đổ vào cổ hút.
2. Tránh nước tràn lên nắp ca-pô
Lái xe trên đường ngập cần tránh đi gần các xe có trọng tải lớn vì các xe này thường tạo ra những đọt sóng lớn cho các xe đi ở hướng ngược lại. Điều này cũng vô tình gây ra hiện tượng thủy kích. Hầu hết các thiết bị máy móc của ô tô nằm dưới ca-pô nên khi nước tràn vào sẽ dễ gây ra hiện tượng chập cháy.
3. Tránh dừng, đỗ trên đường ngập nước
Khi di chuyển qua vùng ngập, nếu tài xế tiếp tục vào ga, rà côn và thốc ga sẽ dễ dẫn tới nước tràn qua ống nạp dưới gầm xe và chảy vào trong máy móc.
Ngoài ra việc dừng đỗ giữa vùng ngập cũng khiến cho nước tràn vào trong sàn xe dẫn tới toàn bộ hệ thống điện, máy móc trong xe dễ bị chập cháy.
4. Tuyệt đối không được khởi động lại động cơ nếu xe chết máy
Tránh khởi động lại khi ô tô bị chết máy trong khu vực ngập nước vì hành động này sẽ dẫn tới tình trạng bó máy. Nếu trong động cơ, hộp số có nước thì việc khởi động lại chính là cách phá xe nhanh nhất.
Cần nhanh chóng kéo xe ra khỏi vùng ngập nước vì nếu xe nằm trong vùng ngập lâu, nước sẽ tràn vào các hộp điều khiển điện dẫn tới hỏng hóc.
5. Không nên tự kiểm tra, bảo dưỡng xe
Mỗi loại xe khác nhau sẽ có cách xử lý ngập nước khác nhau. Chính vì thế nếu không hiểu biết về kỹ thuật các tài xế không nên tự sửa chữa. Gọi cứu hộ là phương án tối ưu nhất. Nếu chủ xe đã mua gói bảo hiểm chính hãng trước đó xe sẽ được cứu hộ miễn phí. Hơn nữa, trường hợp xe bị thủy kích, chủ ô tô cũng được bồi thường hoàn toàn.
Người dùng cũng nên lưu lại hồ sơ liệt kê tổn thất và mọi mức độ xe bị ngập nước sẽ có ích cho cả việc làm bảo hiểm và sửa chữa.
6. "Sơ cứu" xế hộp trước khi bảo dưỡng tại đại lý chính hãng
Sau khi qua đoạn ngập nước tài xế nên tiếp tục lái xe đi một đoạn và rà phanh để loại bỏ bớt nước trên má phanh xe, sau đó xuống xe để kiểm tra phần gầm, động cơ xe. Tiếp đến là hong khô nội thất và tháo thảm ra phơi.
Tuy nhiên ở các phần cánh cửa, hệ thống điện, hệ thống loa... nếu đã bị ẩm hoặc tràn nước sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng chập cháy vì thế để đảm bảo an toàn cho xế hộp, vẫn nên đem xe đến các đại lý chính hãng để bảo dưỡng.
Thu Hằng