Mức tiền giữ xe khi bị giam xe 30 ngày bao nhiêu tiền? |
Mức tiền giữ xe khi bị giam xe 30 ngày bao nhiêu tiền?
Xe máy vi phạm giao thông ngoài nộp tiền phạt còn bị lập biên bản giam xe 30 ngày.
Mức phí giữ xe máy vi phạm giao thông được quy định tại Thông tư 259/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Giá giữ xe máy ban ngày: 6.000 đồng/ngày.
- Giá giữ xe máy ban đêm: 8.000 đồng/ngày đêm.
Vậy, giá giữ xe khi bị giam xe 7 ngày bao nhiêu tiền?
Ban ngày: 6.000 đồng/ngày x 30 ngày = 180.000 đồng.
Ban đêm: 8.000 đồng/ngày đêm x 30 ngày đêm = 240.000 đồng.
Giam xe 30 ngày nếu vụ việc có tình tiết phức tạp. |
Mức tiền giữ xe áp dụng tại Hà Nội khi bị giam xe 30 ngày bao nhiêu tiền?
Tuy nhiên, mức phí giữ xe vi phạm giao thông còn có thể khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương. Ví dụ, tại Hà Nội, mức phí giữ xe máy vi phạm giao thông ban ngày là 5.600 đồng/ngày, ban đêm là 7.200 đồng/ngày đêm, được ghi trong Quyết định 44/2017/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội
Như vậy, nếu bạn bị giam xe 7 ngày tại Hà Nội thì mức phí phải trả là:
Ban ngày: 5.600 đồng/ngày x 30 ngày = 168.000 đồng.
Ban đêm: 7.200 đồng/ngày đêm x 30 ngày đêm = 216.000 đồng.
Khi nào bị giam xe 30 ngày?
Theo quy định tại Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông là không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Tuy nhiên, công an có thể giữ xe bạn lâu hơn nhưng không quá 30 ngày, nếu cần xác minh tình tiết phức tạp của vụ vi phạm giao thông, hoặc cần xác minh giấy tờ của phương tiện, hoặc nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Quá 30 ngày sẽ xử lý thế nào?
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận xe mà không có lý do chính đáng thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.
Hết 30 ngày, kể từ ngày niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy của pháp luật.
Sau khi bị ra quyết định tịch thu, phương tiện được xác lập quyền sở hữu toàn dân và bị xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Như vậy, nếu sau 33 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ mà bạn không đến nhận lại xe bị tạm giữ, phương tiện sẽ bị tịch thu. Đồng nghĩa người vi phạm sẽ không còn là chủ sở hữu của chiếc xe đó nữa.