Kinh nghiệm mở trung tâm chăm sóc xe hơi: Những sai lầm dễ 'vấp' Lấy tiền bảo hiểm trách nhiệm dân sự dễ dàng: Đừng nói khoác! Vài điều cần lưu ý khi muốn "độ thật ngầu" một chiếc xe mới |
Đối với các bác đã và đang hoạt động tại xưởng thì kỷ luật chính là yếu tố quyết định thành công. Cái này là tôi đúc rút ra, anh em làm quản lý hay anh em làm thợ, cần phải vào khuôn khổ, và có tính kỷ luật thì xưởng đó mới phát triển được.
1. Kỷ luật thì xưởng sẽ sạch đẹp
Một xưởng sạch sẽ thì sẽ ăn đứt cái xưởng được đầu tư rất nhiều tỉ mà toàn rác. Muốn sạch đẹp thì anh em buổi sáng cần dọn dẹp, làm xong việc cũng phải dọn dẹp, trong quá trình làm vứt rác đúng chỗ. Cái này là rất cần thiết, chả ai mang xe đi dọn hay làm đẹp mà có cảm tình với cái xưởng toàn rác rưởi bẩn thỉu cả.
Một xưởng sạch sẽ sẽ ăn đứt cái xưởng được đầu tư rất nhiều tỉ mà toàn rác. Muốn sạch đẹp thì anh em buổi sáng cần dọn dẹp, làm xong việc cũng phải dọn dẹp, trong quá trình làm vứt rác đúng chỗ. |
2. Kỷ luật sẽ nâng tầm thương hiệu
Một xưởng mà nhân viên có tinh thần kỷ luật, làm đúng việc, đi làm đúng giờ, thao tác làm xe theo một tiêu chuẩn thì chắc chắn xưởng đó sẽ ngày càng nâng cao tầm thương hiệu trong lòng khách hàng. Đặt bản thân mình vào, tới một cái xưởng nhân viên đánh trần trùng trục, mồm phì phèo điếu thuốc mà rửa xe hay dọn xe thì chả ai muốn quay lại lần 2 đâu.
Một xưởng mà nhân viên có tinh thần kỷ luật, làm đúng việc, đi làm đúng giờ, thao tác làm xe theo tiêu chuẩn thì chắc chắn xưởng đó sẽ ngày càng nâng tầm thương hiệu trong lòng khách hàng. |
3. Kỷ luật sẽ nâng cao tay nghề nhân viên
Khi nhân viên của bạn vào khuôn khổ, tuân thủ các quy trình đề ra thì tất nhiên họ ngày càng tiến bộ, một cách chắc chắn và bền vững. Không rõ các xưởng khác như thế nào, nhưng với tôi sau 4 năm kinh nghiệm xương máu, tôi rất tôn trọng những anh em thợ làm đúng động tác từ cái việc dễ nhất đó là cọ lốp, làm việc là phải có tác phong công nghiệp, tôi luôn tâm niệm rằng: Biết cọ lốp chuẩn, lau khăn chuẩn làm cái gì cũng chuẩn. Còn đầy ông thợ (tôi gặp rồi) cái gì cũng biết làm mà chả có cái gì giỏi, chả thành master được bất cứ cái gì, cọ lốp thì sót, lau khăn cũng sót, lau kính thì toàn vệt, dọn xe thì mỗi nơi đá một tí, bụi mỗi nơi 1 tí, cuối cùng ông khác phải dọn lại toàn bộ. Sai sót làm nghề là không tránh khỏi nhưng sót nó khác với làm dối, nó khác với hời hợt.
Những anh em thợ làm đúng động tác từ cái việc dễ nhất đó là cọ lốp, lau khăn trở đi... thì làm các việc khác, cái gì cũng sẽ chuẩn |
4. Kỷ luật bắt đầu từ bộ máy quản lý
Những người làm quản lý khi có quyền hành trong tay thường bắt đầu tự mãn, thường bắt đầu nghĩ rằng mình có cái đặc quyền, thường bắt đầu hay sai vặt, thường bắt đầu phá vỡ quy trình, thường nghĩ rằng các quy trình ở trên đề ra là thừa thãi, bắt đầu kiểu bạ đâu làm đấy, miễn là ra kết quả. May mà các ông không đi làm bác sĩ đấy, bác sĩ mà đen đủi một ca mổ xảy ra sự cố, tới lúc đó họ xét ra quy trình thì bác sĩ ngồi mà bóc lịch. Đấy là tôi so sánh thế, nghe có vẻ đáng sợ nhưng nó đúng đấy, càng là cấp quản lý càng phải theo sát quy trình đề ra, tuân thủ kỷ luật của xưởng, vì khi bạn phá vỡ những cái đó, trong mắt người thợ bạn chả là cái gì cả đâu, xưởng của bạn ngày càng đi xuống một cách bê tha.
Càng là cấp quản lý càng phải theo sát quy trình đề ra, tuân thủ kỷ luật của xưởng |
5. Kỷ luật về dòng tiền
Khi các ông có lắm tiền, các ông bạ đâu mua đấy, mua thả phanh, cứ mua đồ với suy nghĩ rằng: Các ông đắp bao nhiêu thứ xịn sò vào xưởng các ông sẽ ngon nghẻ, sẽ thành pro. Quên đi nhé! tiền các ông bỏ ra mua kiến thức sẽ còn mãi, chứ tiền mua mấy cái đồ đó đều có khấu hao hết. Chưa kể, các ông đi mua hàng nhà cung cấp, lô đầu các ông chuẩn chỉ lắm, rồi dần dà các ông thấy dễ dãi, quay lại các ông dễ dãi luôn với dòng tiền của các ông. Các ông cứ alo: "Em ơi giao hàng cho anh, em ơi giao khăn cho anh…" rồi tới một ngày các nhà cung cấp ập tới đòi nợ. Xưởng đã không làm ăn được mà suốt ngày có ông ngồi chực lấy nợ thì làm cái gì nữa.
Thế nên với quy mô siêu nhỏ và nhỏ như các trung tâm chăm sóc xe, bỏ vốn ban đầu ra mua hàng hoá cần thiết, thì sau này bán được là phải mua hàng bù vào và trả tiền luôn. Như vậy sẽ giảm tải công việc, vì các ông có thuê kế toán đâu? có kế toán cũng giảm tải việc cho kế toán. Tiền ít mua hàng ít, chấp nhận giá cao hơn tí không sao nhưng tiền còn lại nó là của mình, mình chả nợ ai, ngủ ngon giấc, có tiền mức nào đầu tư mức đó.
Nãy giờ toàn nhắm vào các ông chủ, giờ tôi "đá xéo" thêm tí về một số người thợ vô kỷ luật.
- Đi làm muộn, muốn về sớm, làm như chơi, nghỉ không phép nhưng muốn được nhận lương đúng ngày, loại này nên cho nghỉ sớm kẻo hỏng hết đội thợ.
- Việc của mình là làm thợ, có xe là làm mà lại nhảy mồm vào tư vấn cho khách hàng hay kiêm luôn chân livestream facebook, vừa làm vừa lướt điện thoại online: Loại này thì cũng dẹp nốt nhé. Giỏi quảng cáo thì đi làm chân tư vấn hay marketing, chứ xưởng có trả tiền cho các ông ấy làm việc đó đâu.
- Không tuân thủ quy trình: Thích làm tắt làm dối, sếp hỏi thì bảo “Anh yên tâm”. Nhưng tới lúc hỏng xe khách hàng thì im cun cút, chả thấy hé răng dõng dạc hô “ Em làm sai bao nhiêu tiền em đền”. Loại này thì cũng thuộc phường bốc phét, đàn ông nói được không làm được, cũng dẹp nốt.
Ofer - Nguyễn Linh