Tài xế Nguyễn Văn Có (trú quận Thanh Khê) hoảng hốt dùng bình chữa cháy mini tự dập lửa. Nhưng do ngọn lửa bốc cháy phía ngoài kính chắn gió, khói mù mịt nên tài xế phải nhảy khỏi xe.
Lực lượng cứu hộ Công ty TNHH một thành viên Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân điều ngay 4 xe chuyên dụng đến hiện trường, đóng hai cửa hầm, bật đèn đỏ để phân đoạt giao thông trong hầm, hướng dẫn thoát hiểm.
Lực lượng cứu hộ nhanh chóng dập lửa trên xe bồn bốc cháy phía trong hầm.
Ảnh: Chụp lại từ camera quan sát.
2 xe cứu hỏa của phòng cảnh sát PCCC quận Liên Chiểu cùng cùng 15 lính chữa cháy cũng có mặt, phối hợp dùng lăng phun nước và khống chế ngọn lửa sau gần 10 phút.
Sau khi xả hết khói, cho kiểm tra kỹ thuật hầm, thông xe nội bộ… hầm được thông xe một chiều vào lúc 7h11. Thời gian đóng hầm để chữa cháy là 20 phút... Phần đầu kéo xe bồn đưa đưa ra khỏi hầm trong tình trạng lửa thiêu rụi kính chắn gió và một phần bên trong cabin.
Ngọn lửa xuất phát từ phía đầu máy và thiêu rụi kính chắn gió. Ảnh: Nguyễn Đông
Cơ quan chức năng đang tiến hành đưa phần bồn xi măng ra ngoài để điều tiết giao thông và điều tra lãm rõ nguyên nhân vụ việc.
Đây là vụ cháy thứ hai trong hầm Hải Vân từ đầu năm đến nay.
Từ khi đi vào hoạt động (năm 2005) đến tháng 5 năm nay, tại hầm Hải Vân đã xảy ra 38 vụ cháy trong hầm và 10 vụ cháy ngoài hầm. Trong đó, nhiều vụ cháy tuy không gây ra thương vong nhưng làm cháy rụi hành lý, tài sản của người trên xe đồng thời làm tê liệt giao thông qua hầm Hải Vân.
Đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng. Để bảo đảm an toàn giao thông và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, trong hầm được trang bị các hệ thống: đèn chiếu sáng, thông gió, báo cháy và chữa cháy, điện thoại khẩn cấp, phát thanh radio, camera quan sát (52 cái) cũng như hệ thống giám sát và điều khiển giao thông.
Theo Nguyễn Đông
Vnexpress