Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát màu xanh hoặc đỏ, báo hiệu lỗi gì? |
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát xanh, đỏ
Nước làm mát trên ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng khi động cơ làm việc. Nhiệt độ nước làm mát ảnh hưởng tới động cơ, vì vậy, luôn phải ở trong phạm vi cho phép. Khi nhiệt độ ước làm mát nằm trong phạm vi cho phép, đèn cảnh báo nhiệt sẽ tắt. Nhưng khi đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát màu xanh hoặc đỏ thì xe bạn đang gặp vấn đề.
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát màu xanh cho thấy nước làm mát đang thấp hơn nhiệt độ tiêu chuẩn.
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát màu đỏ cho thấy nước làm mát đang cao hơn nhiệt độ tiêu chuẩn.
Thông thường, đèn ảnh báo nhiệt độ nước làm mát màu xanh sẽ ít xuất hiện hơn màu đỏ, vì trường hợp này chỉ xảy ra khi xe đỗ ở các khu vực có nhiệt độ thấp. Khi khởi động và chạy được vài km, thiệt độ của nước làm mát sẽ tăng lên và làm đèn cảnh báo tắt đi.
Khi nào cần phải thay nước làm mát? |
Nước làm mát động cơ ôtô - những điều cần lưu ý |
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát xanh có phải vì thiếu nước làm mát?
- Thiếu nước làm mát
Nước làm mát thiếu hụt so với mức tiêu chuẩn phải có trên xe, có thể bị hao hụt sau thời gian dài sử dụng, hoặc bị rò rỉ. Điều này dẫn tới quá trình tản nhiệt động cơ kém, nhiệt độ động cơ tăng cao làm đèn cảnh báo sáng.
Đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát màu xanh có thể do nhiều nguyên nhân, không chỉ nguyên nhân do nước làm mát, mà có thể do một trong các nguyên nhân khác như:
Rò rỉ nước làm mát khiến đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát sáng. |
- Hỏng nắp chắn của quạt két nước
Nắp chắn quạt tản nhiệt giúp hướng luồng gió đi khắp hệ thống để không khí có thể hấp thụ nhiệt của chất làm mát. Khi tấm chắn quạt này bị lệch hoặc vỡ, không khí không thể lưu thông tới hết bộ tản nhiệt, từ đó chất làm mát sẽ không được truyền nhiệt tốt.
- Hỏng cản dưới xe
Nếu cản dưới xe hỏng, rơi ra ngoài, không khí dễ dàng đi qua bên dưới xe thay vì đi qua bộ tản nhiệt, gây ra hiện tượng quá nhiệt
- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát lỗi
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có nhiệm vụ đo lường nhiệt độ của nước làm mát, sau đó gửi thông tin tới ECU động cơ. Dựa trên nhiệt độ tiếp nhận từ cảm biến, bộ phận điều khiển động cơ sẽ điều chỉnh thời điểm đánh lửa, mật độ phun nhiên liệu của kim phun và hoạt động cỉa quạt két nước.
Khi cảm biến hư hỏng, quá trình này cũng từ đó mà sai lệch khiến đèn cảnh báo nhiệt độ sáng trên bảng táp-lô.
- Máy bơm nước làm mát hỏng
Nước là mát luân chuyển tới khắp động cơ để làm mát là nhờ máy bơm nước làm mát. Sau khi nước làm mát hấp thụ nhiệt độ từ động cơ, máy bơm sẽ tuần hoàn nước làm mát trở lại két nước để hạ nhiệt. Vòng tuần hoàn này diễn ra liên tục khi động cơ vận hành.
Khi bơm két nước hư hỏng hoặc yếu, nước làm mát trong hệ thống không được luân chuyển khiến nhiệt độ của động cơ tăng cao.
Luôn chú ý kiểm tra xe thường xuyên để tránh thiếu hút nước làm mát động cơ. |
- Kẹt van hằng nhiệt
Van hằng nhiệt khi đóng lại có tác dụng giữ nhiệt cho nước làm mát khi động cơ tạm thời không hoạt động (bạn tắt động cơ). Khi xe vừa nổ máy, van hằng nhiệt mở ra nếu động cơ đạt nhiệt độ thích hợp, nhằm giúp nước làm mát lưu thông.
Khi van hằng nhiệt bị kẹt, nước làm mát không thể lưu thông được khiến nhiệt độ của động cơ tăng cao nên đèn cánh báo nhiệt độ sáng.
- Quạt làm mát động cơ hư hỏng
Quạt làm mát có tác dụng thúc đẩy quá trình tản nhiệt khi nhiệt độ nước làm mát tăng quá cao. Vậy nên khi quạt làm mát động cơ hư hỏng thì nhiệt độ của nước làm mát sẽ tăng cao mà không được làm dịu bớt, qua đó dẫn tới đèn cảnh báo nhiệt độ sáng.
- Gioăng nắp máy bị xì
Các gioăng nắp máy nằm giữa động cơ và các đầu xylanh, giúp giữ cho nước làm mát không bị hòa lẫn vào dầu và lọt vào trong buồng đốt động cơ.
Khi gioăng nắp máy bị xì, nước làm mát lọt vào động cơ. Điều này không chỉ khiến động cơ nhanh nóng mà còn có thể gây hư hỏng cho bộ chuyển đổi xúc tác và cảm biến oxy.
Cách xử lý khi đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát màu xanh hoặc đỏ
Nếu chiếc xe của bạn có đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát sáng, bạn nên nhanh chóng mang xe tới các gara sửa chữa gần nhất để được kiểm tra và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Phương Huyền