Đi nhiều, có thể là cả nhiều nơi trên thế giới nữa, nhưng mấy ai hiểu tường tận những vùng đất mình đã qua.
Đất nước Việt Nam cũng vậy, để hiểu từng vùng miền, đi-hỏi-tra cứu...nhẽ chả bao giờ hết.
Nhà em chưa đi được nhiều. Nhưng có cái may mắn là được biết và hay đi cùng một bác trong Band of Brothers của cụ nhà em. Uyên bác, dẻo dai lang thang khắp nước nên cũng vỡ được nhiều điều.
Có 1 quyển sách, bác ấy coi như báu vật vì tích lũy rất nhiều qua những chuyến đi, lọ mọ hỏi han khắp chốn. Cũng là vật đồng hành trong những chuyến đi cùng nhà em (may em xem trộm được) là quyển bản đồ Việt Nam với ghi chép chi tiết từng tỉnh.
Nhà em xin phép bác ấy rồi, và đưa lên dần từng tỉnh. Cũng mong cung cấp được cho các bác hay đi những thông tin hữu ích. Cũng mong các bác hay đi cùng tham gia đưa tư liệu lên, để cùng chia sẻ, học hỏi và thêm yêu Việt Nam.
Hình mang tính minh họa cho cái sự lang thang của các bác ấy.
Toàn cảnh nước mình.
Đi từ phía Bắc.
Sìn Hồ có khí hậu như Sapa. Nhưng tiếc là đường vào đến Sìn Hồ không thông đi đến các tỉnh khác. Nên có nhẽ ít khách du lịch đến đây. Vào Sìn Hồ sẽ qua cái đèo này.
Đi trên những biển mây.
Từ Điện Biên qua Tủa Chùa sẽ qua đèo Ma Thì Hồ.
Chợ phiên ở Sìn Hồ.
Nói đến Mường Tè không thể quên được cầu Hang Tôm cũ và mới.
Mường Lay cũ nay chìm dưới lòng hồ thủy điện Sơn La. Theo đó bia Lê Lợi đã được di dời.
"Vị trí tấm bia thuộc địa phận xã Lê Lợi (huyện Sìn Hồ, Lai Châu) đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia từ năm 1981. Khi công trình thủy điện Sơn La được khởi công, một trong những vấn đề làm đau đầu các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương là làm sao đưa được tấm bia lên khỏi vùng lòng hồ nguyên vẹn.
Hạng mục di chuyển và làm nhà che bia Lê Lợi với tổng kinh phí 720 triệu đồng đã được triển khai, đơn vị trực tiếp thực hiện là Công ty cổ phần Tu bổ di tích và thiết bị văn hóa trung ương, dưới sự điều hành của Ban quản lý công trình thủy điện Sơn La.
15 thợ đá lành nghề từ làng đá Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) nổi tiếng cả nước cùng hai kỹ sư đã được huy động triển khai dự án. Sau lễ động thổ ngày 2-11-2009 do đại đức Thích Thanh Hòa, trụ trì chùa Vân Cốc (Bắc Ninh) chủ trì, những lỗ khoan, vết cắt đầu tiên đã đặt xuống với mục tiêu tách cho được khối đá rộng 2,8m, cao 2,3m, dày 1,15m, nặng trên 15 tấn mang bài thơ của nhà vua ra khỏi núi đá ven sông Ðà.
Anh Lưu Mạnh Huấn - 42 tuổi, một công nhân tham gia suốt cuộc thi công - tâm sự: "Với tấm bia linh thiêng của Lê Lợi, anh em chúng tôi không dám một phút lơ là để làm hỏng di văn của Người.
Loại đá này không giống đá ở quê, vừa cứng lại vừa dai, lại phải làm hoàn toàn bằng tay nên mất tới một tháng rưỡi chúng tôi mới tách được khối đá có bia ra. Mất thêm năm ngày chúng tôi mới hạ được an toàn xuống đất. Mặt bia đã được gông lại bằng gông sắt cùng các lớp bảo vệ mềm và cứng nên chắc chắn không thể hư hại được".
14g ngày 29-12-2009, khối đá linh thiêng trên đã được cần cẩu loại 25 tấn đưa lên mặt đường từ độ sâu khoảng 7m, đặt yên vị trong xe vận tải hạng nặng dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông Vũ Văn Tuấn - đại diện Ban quản lý công trình thủy điện Sơn La và thạc sĩ Trần Văn Khanh - đại diện đơn vị thi công.
Quãng đường dài gần 10km từ đó tới UBND xã Lê Lợi cũng là một khoảng thời gian thử thách những người trong cuộc bởi đoạn đường này đang thi công, tắc đường tới hàng giờ đồng hồ. Cuối cùng, khi trời tối mịt tấm bia mới được đặt yên vị trên bệ đã xây từ trước. Nhiều người sốt ruột, khi nhìn thấy bài thơ của Lê Lợi vẫn còn nguyên vẹn mới reo lên mừng rỡ.
Về đến nơi an toàn để kịp tiến độ tích nước thủy điện vào tháng 5-2010, song có lẽ di chỉ văn hóa quan trọng này vẫn phải nằm chờ khoảng một năm nữa để được đặt vào vị trí tôn nghiêm, vĩnh cửu sau này"....
Nội dung bia Lê Lợi:
...
Tháng chạp năm Tân Hợi (tức tháng 1-1432), vua Lê Lợi dẫn hai cánh quân thủy và bộ lên vùng đất hoang rậm mà sau này người ta gọi là thị xã Mường Lay để chinh phục Ðèo Cát Hãn, tù trưởng vùng biên giới đã dấy binh làm phản. Dẹp yên vùng phên giậu, người anh hùng làm một bài thơ và cho khắc lên đá ở nơi biên ải này. Thơ rằng:
Bọn giặc cuồng sao dám trốn tránh. Tội đáng giết. Dân ngoại biên đã từ lâu đợi ta đến cứu sống. Kẻ bầy tôi làm phản từ xưa vẫn có. Ðất đai hiểm trở từ nay không còn (bọn chúng nữa). Hình bóng cây và tiếng gió thổi, hạc kêu cũng làm quân giặc kinh sợ. Non sông này nhập vào một bản đồ, đề thơ khắc lên núi đá. Chắn giữ bờ tây nước Việt ta.
..
Mường Lay mới:
Nắng ở Tủa Chùa
Chạy cùng mưa núi
Thị trấn Sìn Hồ sáng sớm
Sang trang bản đồ mới nhé. Cực Tây
Cực Tây Việt Nam nhiều bác không xa lạ. Nhất là khi đường từ Mường Nhé đến đây đã được làm đẹp đẽ rồi. Ngày xưa thì đường và cầu chưa có, lầy lội và phải vượt 3 cái ngầm.
Đường ngày xưa nó như thế này:
Lính ĐBP 317 đây. Việt Nam mình đánh số đồn Biên phòng như số nhà chẵn lẻ trên phố. bên phía Tây, phần đất liền số lẻ. Bên phía Đông, phía biển số chẵn.
Chợ cửa khẩu Apachai, hai bên biên giới phần lớn là người Hà Nhì sinh sống.
Khi nhà em quay lại lần 2, đường xá đẹp rồi. Theo bộ đội vào bản.
Điện Biên được biết đến nhiều với thành phố (lòng chảo) Điện Biên với các di tích chiến dịch Điện Biên Phủ. Cách hơn 20km là khu căn cứ kháng chiến Mường Phăng. Từ đó Đại tướng chỉ huy chiến dịch Điện Biên.
Tiếp vùng thứ 3, tâm điểm là Sơn La với những huyện Sốp Cộp, Quỳnh Nhai, Vân Hồ, cửa khẩu Lóng Sập, ...
Quỳnh Nhai chính là nơi có tập tục tắm trần của các cô gái Thái. Sau này để thuận cho các bác đi xem, bến tắm được dịch chuyển từ Pá Uôn về Tạ Khoa, và các cô đi tắm tuyền là diễn viên từ phòng VHTT huyện.
Đi dọc sông Mã để vào Sốp Cộp...
Thị trấn Sông Mã. Vùng này nhãn có khí được. Do những thế hệ người dân Hưng Yên, Hải Dương đi kinh tế mới đem lên trồng từ những năm 50-60 thế kỷ trước.
....Tây Tiến oai hùng sông Mã ơi...
Quỳnh Nhai mới. Còn Quỳnh Nhai cũ đã nằm dưới lòng hồ thủy điện Sơn La.
Hồ thủy điện Sơn La. Bây giờ khi đến Quỳnh Nhai, các bác có thể đi thuyền trên hồ. Trên bến dưới thuyền đủ cả.
Từ đồi sắn huyện Vân Hồ cũng nhìn thấy lòng hồ.
Đồi ngô Vân Hồ.
Chiều nay trên bến Âu Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ...
Đà giang....
Cách ngã ba Tòng đậu vài km về hướng TP Sơn La, có khu rừng vầu rất đẹp. Từng là bối cảnh cho 1 bộ phim về bác Lý Công Uẩn.
Tiếp giáp với Hòa Bình qua Mai Châu. Toàn cảnh Mai Châu nhìn từ đèo Thung Khe.
Điểm xuyết thông tin về Sơn La tạm thế. Vì những địa danh nhà tù Sơn La,cao nguyên Mộc Châu,...nhiều bác đã đi và report rồi.
Có 2 điểm mọi người nên đi và tìm hiểu là sân bay Nà Sản, tập đoàn cứ điểm đầu tiên. Bộ đội bác Giáp thua ở đây nhưng đúc rút được kinh nghiệm để thắng ở Điện Biên Phủ sau này. Ngoài ra qua Mộc Châu là Hua Tát, địa danh đi vào tiểu thuyết của bác Nguyễn Huy Thiệp.
Sơn La giáp Lào, từ cửa khẩu Lóng Sập về Mộc châu nhẽ 40km, cửa khẩu khét tiếng buôn hàng trắng lậu.
Sang trang tiếp bản đồ nhé, Hòa Bình.
Nói đến Hòa Bình là hồ thủy điện.
Đập thủy điện và từ đó nhìn xuống lòng hồ.
Xứng danh Hạ Long vùng núi.
Nhìn từ đèo Thung Khe.
Yên bình bản Lác
Hòa Bình còn gì nữa nhỉ? Vượt qua sông Đà sẽ đến Đà Bắc.
Bến thuyền Thung Nai.
(Còn nữa)
Trên đây là những chia sẻ của thành viên joyride, diễn đàn OTOFUN. BBT OF News xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được chia sẻ của các thành viên khác trên diễn đàn.
Để xem chi tiết bài viết, mời độc giả đọc Tại đây.