Xe buýt dừng trả khách bừa bãi gây nguy hiểm Hà Nội dừng 5 tuyến xe buýt phục vụ công chức từ 1/4 Đà Nẵng cấm xe buýt không trợ giá vào trung tâm |
Theo đó, tuyến xe buýt số 93 có hành trình từ bãi đỗ xe Nam Thăng Long, quận Bắc Từ Liêm đến xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn và ngược lại. Tuyến có cự ly trung bình 44,55 km với 79 lượt xe hoạt động mỗi ngày, tần suất 22-25 phút/lượt. Loại xe sử dụng trên tuyến có sức chứa 60 người, giá vé 9.000 đồng/người/ lượt.
Lãnh đạo Sở giao thông vận tải Hà Nội và Tổng công ty Vận tải Hà Nội cắt băng khai trương 2 tuyến xe buýt số 93 và 94 - Ảnh: TUẤN PHÙNG |
Còn tuyến xe buýt số 94 có lộ trình từ bến xe Giáp Bát đến thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai với cự ly 29,9km. Mỗi ngày trên tuyến có 83 lượt xe loại có sức chứa 60 người chỗ, tần suất chạy xe 20-25 phút/lượt, giá vé 9.000 đồng/người/ lượt.
Theo ông Nguyễn Việt Triều, Phó tổng giám đốc Transerco, đơn vị này sẽ tiếp tục triển khai rà soát, hợp lý hóa luồng tuyến, mở mới tuyến xe buýt nhằm mở rộng vùng phục vụ người dân… Dự kiến, năm 2017, Transerco mở thêm 14 tuyến xe buýt mới, đầu tư mới gần 200 xe buýt tiêu chuẩn hiện đại. Trong đó, quý 2 năm 2017 sẽ mở mới 7 tuyến buýt, đầu tư thêm 48 xe mới để phục vụ tuyến mới và thay thế xe cũ trên các tuyến.
Ông Hà Huy Quang, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội, cho rằng việc mở tuyến buýt phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân các xã ngoại thành nhưng cũng tạo diện mạo mới cho giao thông công cộng Thủ đô.
Ông Quang cho biết từ nay đến năm 2020, Hà Nội sẽ có thêm 62 tuyến xe buýt mới để nâng tổng số tuyến xe buýt do Transerco khai thác trong mạng lưới xe buýt Hà Nội lên 150 tuyến nhằm từng bước giúp kiềm chế phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông.