Bộ GTVT xác nhận Giấy chứng nhận kiểu loại của Indonesia hợp lệ Toyota trao tặng xe Hilux hỗ trợ bảo tồn thiên nhiên tại Quảng Bình Toyota triệu hồi Corolla Altis tại Việt Nam để chỉnh giảm xóc sau |
Trước hết, chương trình triệu hồi để kiểm tra và thay thế cụm bơm khí của túi khí hành khách phía trước trên tổng số 16.964 xe Corolla được sản xuất tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ ngày 4/1/2010 đến 29/12/2012. Đây là số xe có lỗi ở cụm kích nổ túi khí (hệ quả bê bối từ Takata).
Ngoài ra, Toyota cũng thực hiện chương trình triệu hồi để kiểm tra và thay thế cảm biến túi khí trên tổng số 3.526 xe Toyota và Lexus. Do lỗi trong dây chuyền sản xuất, lớp cách điện của chíp xử lý (IC chip) nằm trong cảm biến túi khí có thể bị bong ra sau một thời gian sử dụng gây nên hiện tượng hở mạch điện bên trong của chíp xử lý làm cho cảm biến túi khí phía trước hoặc bên hông không hoạt động đúng chức năng.
Theo thông tin do tập đoàn Toyota Nhật Bản cung cấp, danh sách và số lượng xe tại Việt Nam bị ảnh hưởng cụ thể như sau:
- Lexus RX350 (254 xe) sản xuất trong giai đoạn từ 25/5/2015 đến 6/1/2016.
- Lexus NX200t (46 xe) sản xuất trong thời gian từ 25/5/2015 đến 30/9/2015.
- Toyota Prius (1 xe) sản xuất ngày 16/5/2015.
- Toyota Corolla (2043 xe) sản xuất trong giai đoạn từ 29/6/2015 đến 16/12/2015.
- IMV Hilux (1182 xe) sản xuất trong giai đoạn từ 29/6/2015 đến 16/12/2015.
Với các xe nằm trong diện ảnh hưởng, khi cảm biến túi khí gặp lỗi này sẽ làm đèn cảnh báo túi khí bật sáng trên bảng điều khiển (táp lô). Trong trường hợp xe xảy ra va chạm (tai nạn), túi khí có thể không được kích hoạt và mất tác dụng. Đối với toàn bộ các lỗi nêu trên, TMV sẽ kiểm tra và thay thế hoàn toàn MIỄN PHÍ các chi tiết cần thiết cho việc khắc phục lỗi.
Trước động thái mới này, nhiều người dùng trên các mạng xã hội lớn tỏ ra hoan hỉ, vì lâu nay việc xe va chạm nhưng túi khí không nổ đã trở thành một "vấn nạn" khiến nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, những bình luận và nhận xét từ phía cộng đồng cho thấy một thực tế khác còn đáng ngại hơn, khi nhiều người dường như tự tin một cách thái quá, rằng khi có tai nạn xảy ra, túi khí sẽ nổ và cứu họ khỏi mọi loại chấn thương.
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bởi nhóm này thực tế đã ngộ nhận vai trò của túi khí, vốn chỉ là công cụ mang tính bổ trợ cho dây an toàn. Sự phối hợp giữa hai thành phần này (cùng với nhiều tính năng an toàn khấc của một chiếc ô tô) sẽ đảm bảo hạn chế tối đa chấn thương. Nói cách khác, túi khí chỉ là một thành phần trong hệ thống an toàn của xe, chứ hoàn toàn không hề chịu trách nhiệm chính giúp "tai qua nạn khỏi" trong các tình huống rủi ro.
Mạnh Quân