Truyền thuyết kể lại rằng, xưa kia có 9 nàng tiên đã giáng trần và tắm tại thác này. Khi các nàng tiên đang tắm thì có “lệnh Trời” gọi về, 9 nàng tiên bay lên trời để lại dấu chân là chín bậc thác, bốn mùa vẫn róc rách, rì rầm tiếng thác đổ. Mỗi bậc thác tượng trưng cho một nàng tiên, chín bước chân, chín bậc tình yêu… Từ bao đời nay, người dân ở đây vẫn truyền tai nhau rằng, những đôi lứa đang yêu nhau cùng nhau lên tắm thác “Chín bậc tình yêu”, thì tình yêu sẽ ngày càng mặn nồng và nên vợ nên chồng.
Truyền thuyết rất hay, rất đặc biệt và cái tên Thác Mây như một điều ám ảnh đối với những dân thích khám phá. Lại một buổi cuối tuần, qua rất nhiều hành trình hơn một năm, đoàn lại lên kế hoạch trải nghiệm du lịch cộng đồng. Thực tế cũng đã có tiền trạm đi trước nhưng rõ ràng rằng giữa lên kế hoạch và thực tế cũng có nhiều cái khác, nếu không khác chắc ở nhà du lịch qua màn ảnh nhỏ hoặc internet cũng quá đủ.
9h sáng các nhà tập trung tại đầu Đại lộ Thăng Long để khởi hành.

Cứ như kiểu lâu ngày lắm không gặp nhau.

Có tổng cộng 10 gia đình tham gia hành trình, như thường lệ người cao tuổi nhất 80 và nhỏ nhất là 3 tuổi. Có lão vật quá vì không tham gia được cũng phi xe máy ra để tiễn đoàn mặc dù hành trình chỉ có 130km từ Hà Nội đi chứ không xa và lâu như mọi lần.


Mới 9h sáng, nhìn nền trời xanh biếc báo hiệu một ngày nắng nóng cao điểm. Lên lịch rồi thì nắng cũng lên đường, cứ đúng giờ là xuất phát. Kể ra Đại Lộ Thăng Long cũng đẹp gớm !


Hết Đại lộ đường lại đông đúc ngay.

Ngã ba Xuân Mai.


Chạy dọc QL 21 theo đường Hồ Chí Minh cũng vắng, bắt đầu xuất hiện núi non trùng điệp.



Đang mải đạp ga thì có lão trong đoàn đã xin nghỉ ngơi mặc dù mới chạy được tý đường. Đúng là đi ngắn nên có lẽ dừng là cái cớ để đợi 2 xe đi sau cũng là để ngồi chém gió.

Qua Chợ Bến một quãng có rất nhiều điểm dừng nghỉ phù hợp.


Lão 06 - dân chơi Aveo 1 thời nay đã được đổi tên thành ranger - một trong những thành viên tích cực nhất trong các chuyến đi 7X.

Logo thì vẫn phải mang theo.

Nghỉ ngơi làm tý nước mía võng, kể ra dọc đường nước nôi như này cũng rẻ. 6 nghìn/1 cốc.



Ngồi một lúc thì 2 xe chạy sau cũng bắt kịp đoàn, thế mà cũng 11h trưa rồi. Nên cũng phải lên đường để kịp trưa đến điểm.

Con đường đi duới trời xanh, nắng đẹp, mây trắng và ...


Đường rẽ đi Mãn Đức - Tân Lạc: một con đường có thể sẽ là một cung trong tương lai.

Vụ thu hoạch ngô, nên đoạn cuối Hòa Bình thấy dân phơi ngô ven đường khá nhiều. Kể ra bình thường thì không sao nhưng nếu đi xe máy mà trượt vào thì không biết sẽ như nào.

Đến địa phận Cúc Phương với các cây cầu.

Qua cầu Cúc Phương 5 hay 6 gì đó sẽ đến Cầu Sông Ngang - điểm cần rẽ vào Thác Mây.


Đang êm ái trên đường nhựa đẹp, rẽ phải phát là biết nhau ngay. Nhìn đường vào cũng thấy nản, gần 10 km cứ như này mà diễn thôi.


Khổ thân mấy lão chạy sedan, cứ lượn bên nọ lượn bên kia mà không chịu đi thẳng. Đường đang làm dở nên trong đàm mọi cứ người cứ đùa là mưa thì chắc chết. Mà đùa gì chết thật ấy chứ, nhưng là chuyện của hôm sau, còn hiện tại đang làm nham nhở như này thì đúng là mệt.

Không biết mấy lão sedan đếm được mấy lần chạm gầm.



Nghe đâu đó đường này làm dự án để tương lai xây khách sạn tại Thác Mây, không rõ có đúng không nhưng chắc đi kiểu trải nghiệm thì việc đi những con đường như này là quá ổn.


Càng vào sâu phía trong càng thấy hoang vắng và ít người. Nhiều người trong đoàn mới thốt lên không chuẩn bị trước thì lấy gì mà ăn.


Đường như này mà thấy sedan đi ngược chiều là yên tâm rồi.

Sau một lúc vật lộn với đường xá, cuối cùng cũng nhìn thấy điểm đến khá đông xe cộ. Hóa ra không phải mình mình biết, mà nhiều người cũng biết đến chỗ này.

Đỗ xe ở chân thác thì chỗ để cả 10 xe hơi khoai hơn nữa tiền trạm đi trước đã liên lạc với chủ nhà thuê để đặt chỗ gửi xe trước nên cũng nhanh chóng gửi xe và lên chỗ nghỉ ngơi. Kể ra đi sớm chút thì đỡ vất vả vì bây giờ cũng là 12h45', trời nắng nóng.



Khu nhà sàn cách chỗ gửi xe đến 500m, trưa nắng nên công việc mang vác lên cũng thấy khá mệt mỏi. Biết trước tình hình trong khu này chưa có dịch vụ nên từ nhà đã chuẩn bị trước: chăn màn, quạt điện, các kiểu đồ dùng để sẵn sàng cho các trải nghiệm, nhưng mang vác thì hơi vất vả.


Nhìn ai cũng như các lái buôn, buôn chuyến chuyên nghiệp.


Chủ nhà cũng cho xe xuống hỗ trợ, tưởng free nhưng sau mới biết cũng tính phí hết.

Nắng nóng nhưng cảm nhận đầu tiên khu này thật yên bình, khác xa cuộc sống nơi phồn hoa đô thị, thậm chí nhìn còn hoang sơ.


Ở Thạch Lâm chủ yếu là các bản người Mường. Người Mường sống tập trung thành làng xóm ở chân núi, bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối... ở tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ. Mỗi làng có khoảng vài chục nóc nhà, khuôn viên của mỗi gia đình thường nổi bật lên những hàng cau, cây mít. Ðại bộ phận ở nhà sàn, kiểu nhà bốn mái. Phần trên sàn người ở, dưới gầm đặt chuồng gia súc, gia cầm, để cối giã gạo, các công cụ sản xuất khác.

Tại sao lại phải đặt chuồng gia súc ở dưới gầm sàn. Đó là vì xưa rất nhiều thú dữ như cọp, báo.... mà con người lại thưa ít nên phải đặt chuồng gia súc dưới gầm sàn.Khi cọp báo đến thì người nhà đánh chiêng gõ mõ để làm con vật sợ mà đi. Đến nơi nhìn phát nhận ra ngay không cần giới thiệu vì khá nhiều gia súc, gia cầm được nuôi dưới nhà sàn
Dê.


Lũ trẻ đến thấy lạ là cứ xúm vào xem, có lẽ cũng là lần đầu đối với nhiều trẻ em thành phố được đến gần và bế những chú dê con lên.

Cũng muộn, nên việc đầu tiên đến đây là phải dùng bữa trưa ngay. Lúc chuẩn bị sao ai cũng bảo kỹ thế, nhưng đến đây chắc muốn mua đồ phải đi khá xa hoặc báo chủ nhà chuẩn bị trước. Thôi cứ tranh thủ bữa trưa kiểu picnic cho nhanh và đơn giản.


Lão già nhất hội quay xuống xe lấy đồ lên lần nữa, không biết có vớ được cái gì mà cười tươi thế. Lên lại còn diễn cô dâu 50 tuổi.

Cách bố trí không gian sống của người Mường cũng rất đặc biệt. Nhà sàn với những bậc cầu thang lẻ: Theo quan niệm của người Mường, họ không sử dụng số chẵn để làm các bậc cầu thang vì những điều kiêng kỵ và không đem lại may mắn.
Trong một ngôi nhà sàn thường sử dụng 2 cầu thang, một trước nhà, một nữa đặt ở cửa sau gần với vại nước, bếp, tiện cho đi lại, nấu nướng của người phụ nữ trong nhà. Thông thường trước nhà, gần lối đi chính và gần cầu thang hay gần các gốc cây trước nhà người Mường có đặt chum nước nhỏ, một gáo múc nước làm bằng những ống tre, nứa để cho khách rửa chân mỗi khi lên nhà.
Cầu thang phía trước.


Phía trong ngôi nhà.

Chủ nhà là người ở đây lâu đời, có vẻ có khá nhiều giấy khen bằng khen.

Ăn trưa xong, ai nghỉ thì nghỉ, ai loanh quanh thì tùy ý và hẹn nhau khoảng 3h chiều với chương trình đầu tiên cho lũ nhóc: bắt cá suối. Em thì loanh quanh ngắm nghía xung quanh xem có gì không.
Sự tĩnh mịch của đồng quê.


Chuồn chuồn ớt, lâu lắm mới thấy.

Có lão hôm nay chuẩn bị kỹ lưỡng pháo đài bay.

Loanh quanh nhà vẫn oi và nóng, nhưng ra đến suối ở sau nhà thì khác hẳn, kể ra đi trải nghiệm cũng có cái khoái, được hoà mình với thiên nhiên.

Không rõ nguồn nước ở đâu ra, chỉ thấy chảy suốt mà nước thì mát lạnh. Nên ra đây ngồi chơi cũng thấy khoái.


Nước trong, mát lạnh, và đây cũng là nguồn nước sinh hoạt của cả khu này thì phải. Thấy khá nhiều đường ống dẫn về các gia đình.



Gần 15h, chẳng cần gọi, hầu hết mọi người không riêng gì trẻ con tham gia vào trò bắt cá suối. Lại một trải nghiệm lần đầu với nhiều người.


Tiếng cười đùa, tiếng hò hét ẫm ĩ cả một khu, chiến lợi phẩm cũng gớm phết. Chắc lần sau phải chuẩn bị cả rọ để để cá chứ nhiều quá không có chỗ để.



Vui đến mức lũ trẻ gọi mãi không lên để chuẩn bị đi thác, phải nịnh đủ thứ mới chịu quay lại nhà sàn để chuẩn bị đồ để khởi hành cũng là lúc đội chế biến từ Cúc Phương chạy qua để chuẩn bị thực phẩm cho bữa chiều.




Công tác chuẩn bị phía trong cũng khá tất bật.


Nhóm bắt cá cũng quay ra để leo thác, thôi đã leo thì leo từ chân, chứ ở chỗ nhà sàn đi 1 đoạn là đến đỉnh thác..


Trời dịu mát nên 2 bên đường đi nhìn cái gì cũng thấy đẹp.



Đường đi vào trong thác.

Vào trong thác trước nên gặp mấy thanh niên bản cứ xin vài kiểu kỷ niệm.

Leo lên đỉnh, đúng là ít nước nhìn cũng chán, phía sau đoàn mới bắt đầu đi vào, nhìn đoàn từ người già đến trẻ em cũng máu thật.

Lên đến giữa thác vẫn chỉ thấy ít nước, nản thật sự nhưng thôi đành cứ leo, xác định đi cho biết để trải nghiệm.



Và lại tiếp tục kéo nhau lên tiếp, may mà ở nhà có chuẩn bị sẵn dây thừng kéo đem đi không thì cũng khá vất vả.


Nghịch nước thoải mái.


Sáng tác ảnh như này chắc độc nhất vô nhị.

Lâu không có mưa nên phần đẹp nhất của thác từ chân lên đến giữa thác coi như vứt, kể cũng tiếc nhưng chả biết đâu trời thương tối mưa, sáng hôm sau lại đẹp nên để dành cho buổi chụp sau, còn giờ cứ leo đã. Lên đỉnh xem như nào!







Cuối cùng cũng lên đến đỉnh thác.


Ngồi nghỉ một lúc cả đoàn kéo nhau băng qua đồng về để chuẩn bị cho bữa tối.

Về đến nhà sàn, mọi thứ đã chuẩn bị xong.

Nhưng nhìn trời như này báo hiệu một trận mưa sắp đến, có khi nó lại là cái may cho buổi sáng hôm sau quay lại chụp thác.

Ở Thạch Lâm, đã lâu lắm không có mưa, nên chủ nhà cứ trêu đoàn các anh vào mang mưa cho Thạch Lâm. Ở đây đúng là thiên nhiên, nhà tắm không có nên có mưa thì tranh thủ tắm mưa, còn không ra suối tự nhiên mà tắm.
Bỗng phụp, điện mất, trời mưa. Bữa tối lại phải thắp đèn để ăn.

Chuẩn bị bữa tối dưới ánh đèn điện thoại.



Mời các bác giao lưu.


Cơm no, rượu say xong xuôi mới có điện, trời thì mưa, mà ở bản thì xa nên cũng không có gì chơi nên cả đoàn kéo nhau đi ngủ sớm. Ngủ tại nhà sàn, mỗi nhà chia một ô. May mà chuẩn bị quạt trước nên cũng tạm ổn.

Có điều do ngủ chung nhà sàn, mà phía dưới thì nuôi gia súc gia cầm, nên đêm mặc dù mệt nhưng cũng nhiều người không ngủ được. Thứ âm thanh hỗn độn: tiếng chuông đeo cổ của con dê mẹ, tiếng chó sủa, tiếng gà gáy và cả tiếng người ngáy, trẻ em khóc cộng với mùi (rất đặc trưng của đại gia súc phái dưới) nên hầu như cả đêm không ngủ được.
(Còn nữa)
Trên đây là những chia sẻ của thành viên dmdviet, diễn đàn OTOFUN. BBT OF News xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được chia sẻ của các thành viên khác trên diễn đàn.
Để xem chi tiết bài viết, mời độc giả đọc Tại đây.
Ngã ba Xuân Mai.