Trên 60 tuổi có được lái xe ô tô B2? Ảnh minh họa. |
Giới hạn tuổi lái xe B2
Trước tiên, để trả lời câu hỏi trên 60 tuổi có được lái xe ô tô B2 không, bạn đọc cần nắm được giấy phép lái xe hạng B2 điều khiển được các loại xe ô tô sau: xe dưới 9 chỗ ngồi, bao gồm cả tài xế hành nghề dịch vụ lái xe ô tô, xe tải dưới 3500 kg.
Về độ tuổi quy định, bạn phải đủ 18 tuổi mới được phép lái ô tô. Và giấy phép lái xe B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. Hết thời hạn, người sở hữu bằng lái xe B2 phải làm thủ tục cấp lại bằng.
60 tuổi là độ tuổi cả người điều khiển xe ô tô (cả nam và nữ) đã nghỉ hưu. Sức khỏe của người lái ở độ tuổi này không còn được như xưa, cả về phản xạ, độ bền bỉ, thị lực. Tuy nhiên, nhu cầu lái xe ở độ tuổi nào cũng cần thiết. Do đó, nhiều người đang gần đến độ tuổi này luôn thắc mắc trên 60 tuổi có được lái xe ô tô B2 hay không?
Giấy phép lái xe hạng B2 có được lái xe cứu hộ không? 'Người già thường kiên trì học lái xe hơn nên đậu bằng B2 là điều dễ hiểu' Bỏ giấy phép lái xe hạng B2, có phải đi làm lại không? |
Trên 60 tuổi có được lái xe ô tô B2?
Đối với giấy phép lái xe hạng B2, hiện nay, trong điều 60 Luật Giao thông đường bộ, không có bất kỳ quy định nào về độ tuổi tối đa khi sử dụng các phương tiện được quy định trong bằng B2. Điều này nghĩa trên 60, 65, 70 tuổi vẫn được lái xe ô tô B2.
Người trên 60 tuổi có thể lái xe ô tô nhưng phải đảm bảo sức khỏe. Ảnh: minh họa. |
Lưu ý gì khi lái xe B2 ở độ tuổi 60
Tuy không quy định về độ tuổi lái xe B2, nhưng việc lái xe và tham gia giao thông cần được cân nhắc khi sức khỏe, tinh thần và sự minh mẫn của người lái đã không còn được như trước. Trong trường hợp trên 60, 65, 70 tuổi, sức khỏe không tốt, và trí não không được ổn định thì không nên tham gia giao thông.
Nếu mắc một trong các bệnh sau, theo bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người trên 60 tuổi có bằng B2 không được lái xe.
Hạng mục chuyên khoa | Tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe ô tô B2 |
Tâm thần | Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng. |
Rối loạn tâm thần mãn tính. | |
Thần kinh | Động kinh. |
Liệt vận động một chi trở lên. | |
Hội chứng ngoại tháp. | |
Rối loạn cảm giác nông hoặc rối loạn cảm giác sâu. | |
Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý |
Phương Huyền