Ngày 3: Rẽ sóng ở Mường Hum!
Ngày cuối cùng trong hành trình chủ yếu trên đường về Hà Nội, những tưởng không có gì đặc biệt nhưng cũng có rất nhiều bất ngờ thú vị trên đường về. Đặc biệt là khung cảnh trên đường cũng như các trải nghiệm mới về tay lái. Được cái ngày cuối nên mọi thứ cũng thong thả nên tầm 8h30 mới xuất phát.
Đường về Mường Hum cũng nhỏ như đường đi vào.

Bắt gặp cả những nhà xây kiểu trình tường.

Đường cũng xuống cấp, xuất hiện nhiều ổ gà ổ voi.

Từ Y Tý xuôi về Dền Sáng rồi Mường Hum, rất bất ngờ khi đi xuyên qua một khu rừng đang được người Hà Nhì bảo vệ nghiêm ngặt. Khu rừng nguyên sinh độc đáo này nằm giữa một thung lũng đá hình vòng cung, rộng 8.000 ha, trải dài trên ba xã Ý Tý, Dền Sáng, Sảng Ma Sáo, xen lẫn rừng nhiệt đới và á nhiệt đới, nhiều tầng tán với một số loại thực - động vật đặc hữu, như bách xanh, thông tre, cây vù hương một lá, rùa ba vạch, tê tê vàng, kỳ đà vân, sóc bay.



Dừng chân đứng ngắm khu rừng nguyên sinh tươi tốt, còn nguyên vẻ hoang sơ, mới thấy cách giữ rừng của người Hà Nhì thật hiệu quả. Luật tục giữ rừng của người Hà Nhì hàng năm đều được dân làng cùng nhau bàn bạc thống nhất trong lễ cúng rừng dịp đầu năm và được thầy cúng trịnh trọng đọc trước lễ cúng ở rừng thiêng, cho nên luật tục vừa mang sức mạnh thống nhất ý chí của cả cộng đồng, vừa mang sức mạnh của thần linh với những lời thề trước các vị thần. Các quy định, quy ước bảo vệ rừng vì thế trở thành mệnh lệnh linh thiêng buộc cả cộng đồng tuân thủ.


Luật tục người Hà Nhì quy định, bất cứ ai vi phạm rừng cấm, rừng thiêng cũng đều bị xử phạt nặng. Đã là rừng thiêng, rừng cấm thì không ai được bén mảng, kể cả cây khô, cây đổ cũng để nguyên hiện trạng. Ai lớ xớ vào đó làm bậy, làm ô uế rừng thiêng cũng bị xử phạt. Nếu anh là người lạ đến cộng đồng Hà Nhì, anh vô tình đại tiện, hay tiểu tiện nơi rừng thiêng, mà dân Hà Nhì bắt được thì cũng bị phạt. Do không biết thì phạt nhẹ hơn, chỉ một con gà và một chai rượu. Nếu là dân Hà Nhì đã thông tỏ luật tục mà còn vi phạm thì sẽ phải nộp cho làng 36kg thóc.

Nếu cần gỗ để làm nhà, hộ dân đó phải xin phép kiểm lâm thôn. Kiểm lâm thôn báo cáo già làng, trưởng thôn. Khai thác 4 cây thì chỉ được chặt đúng 4 cây ở khu rừng được phép khai thác. Thậm chí có nơi còn quy định rõ, làm 1 ngôi nhà tối đa là 15 cây và không được chọn cây quá lớn, không được chặt hạ bừa bãi… Mỗi khi chặt hạ 1 cây to thì phải trồng 1 cây non bên cạnh cái cây vừa bật gốc. Nếu anh sử dụng sai mục đích thì sẽ bị cấm vĩnh viễn, bị tước luôn quyền khai thác rừng, không bao giờ được vào rừng lấy gỗ làm nhà nữa.


Thi thoảng trên đường đi có trại nuôi cá hồi rất lớn.


Chạy qua khu rừng nguyên sinh với tốc độ 10km/h, là đến cánh đồng Dền Sáng rộng lớn. Nhìn từ trên cao xuống cũng đẹp không kém gì A Lù, nên đoàn liên tục dừng lại để ngắm nghía.


Các con đường uốn lượn chạy ven theo những thửa ruộng đang mùa đổ nước.




Thi thoảng cũng gặp các phượt thủ đi ngược chiều lên Y Tý.

Ven đường đã xuất hiện những ruộng mạ xanh tốt, báo hiệu một mùa cấy mới chuẩn bị bắt đầu.


Phía dưới này không còn các căn nhà trình tường nữa, thay vào đó là những ngôi nhà có hơi hướng miền xuôi hơn.

Ngay ngoài đường vào cắm biển chi tiết, rất tiếc không có thời gian vào để thăm quan.

Đường về Mường Hum ngày càng ngắn lại.

Đến 1 suối nước lớn, không biết ở đây có định làm cầu cứng qua không? Nhưng đến đây nhà nào cũng thích chụp vợ hai với nước! Suối này chắc mùa mưa sẽ không đơn giản cho xe đi qua.


Các nhà chuẩn bị tinh thần lội suối.

Hết sức rón rén.




Sau lần vượt đập tràn vui vẻ, có vẻ các tay súng cũng lấy lại tinh thần vui vẻ, nên có lẽ cảnh cũng đẹp hơn, xe dừng liên tục để tác nghiệp.


Bất chợt bắt gặp hình ảnh đẹp.

Đúng như nhận định, qua Dền Sáng đến Sang Ma Sáo. Việc làm nhà ảnh hưởng tập quán của nhân dân mỗi dân tộc khác nhau sẽ khác nhau rất nhiều. Trong tiếng Mông, Sàng Ma Sáo có nghĩa là dãy núi Mào Gà. Đây chính là tên bản người Mông nằm heo hút dưới chân núi, nơi địa hình được chia cắt rất mạnh với nhiều vực sâu, tạo thành những thung lũng được bao bọc bởi các ngọn núi cao hùng vĩ.


Đã xuất hiện dấu hiệu gần đến Mường Hum.

Có thể đập tràn vừa qua cũng sẽ làm như này.

Đến điểm cách Dền Sáng 8km, lại một đập tràn lớn và ắt hẳn ai cũng sẽ học tập anh ấy để qua đập.

Các xe đi bình thường thì như này.

Cứ đứng hóng mãi thì thấy cũng khá đẹp mắt, lượt đi.

Lượt về, biểu diễn để bạn ngồi trên đường chụp ảnh.

Xem biểu diễn chán rồi, phải thực hành thôi, từng nhà từng nhà một qua đập với tiếng vui cười sảng khoái.

Những trận cười sảng khoái kéo dài đến Mường Hum, không biết tên địa danh này có phải gắn với bài hát của Nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ: "Suối Mường Hum còn chảy mãi"! Nhưng cũng thấy có dòng suối thật.
Bản Mường Hum Xuân về núi cao
Tiếng hát ai bay về xôn xao
Nghe rì rào mùa Xuân về theo suối lắng trôi
Mùa Xuân về vui theo... suối à ơi...


Nghe đâu đó nếu lên Mường Hum vào hôm chợ phiên thì sẽ rất đông đồng bào xuống chơi chọ, còn ngày thường thì vắng vẻ quá.

Qua xã Mường Hum, lại vẫn theo con đường ven theo triền núi thuộc TL 158.

Mặt đường vừa nhựa xen bê tông nhưng cũng khá đẹp.

Nhìn có vẻ cũng đáng sợ nếu vào mùa mưa.

Nghĩ cũng hơi tiếc vì không săn được mây nhưng lúc về đành ngắm mây trời!

Nếu cứ đi theo TL 158 lại quay lại Bản Vược, nên rẽ phải đi Ô Quy Hồ, không biết Sa Pa sau mấy ngày lễ có còn không người không?

Càng về phía Sa Pa có vẻ lượng nước nhiều hơn nên mùa vụ ở đây cũng sớm hơn Y Tý, đến giờ các thửa ruộng dọc đường cũng đã xanh!

Cách Ô Quy koảng 27km cũng có cái thác nước khá đẹp, mỗi tội cây cối che lấp đi khá nhiều.

Đường khá đẹp, có chút quanh co.

Cũng địa danh Lao Chải, nhưng không phải Thôn Lao Chải của Y Tý.

Tìm chọn đúng chỗ đường xấu nhất để dừng xe nghỉ ngơi.

Cảnh xung quanh.


Rồi lại tiếp tục hành trình.


Dừng nghỉ ở Cầu Khe Lạnh.

Thác ở Cầu Khe Lạnh.

Các con đường chạy theo núi.


Rồi cũng đến Sa Pa, vừa nói đến Sa Pa là lao vào công cuộc mua sắm hàng hóa. Tranh thủ mua chút làm quà, chắc có xuất xứ phần nhiều là China!


Qua trưa, giờ mà quay vào thị trấn ăn trưa chắc chắn sẽ đông. May mà trên đường vào lại có quán ăn ngon: chuyên thịt đà điểu. Kể cũng lạ, vì ít nguời trong đoàn đã thưởng thức món này, ngon bổ và cực kỳ rẻ: 600 nghìn/1 mâm.


Ăn uống xong ra ngoài thì gặp ngay đồng bọn (y như chuyến Hà Giang - Ngày trở lại)

Giờ cũng coi như kết thúc hành trình vì từ Sa Pa về quá quen thuộc với các tay lái. Đường vào khu cáp treo leo Phan Si Phang.

Chợ Sa Pa.



Đường nối vào cao tốc Nội Bài Lào Cai từ Sa Pa Xuống (giới hạn tốc độ 80km/h và có bắn tốc độ).



Định bụng chạy thẳng về thủ đô, nhưng mọi người vẫn luyến tiếc nên trước khi chia tay vẫn phải dừng nghỉ để chia tay cho đàng hoàng.

16h, đoàn lên đường về Hà Nội.

20h tối chốt khoảng 820km toàn cung, các gia đình đều về đến nhà an toàn, vui vẻ. Trong bài viết có tham khảo nhiều tư liệu từ các báo điện tử khác đặc biệt các số liệu về cột mốc (Cungphuot.info), và các bài phân tích về tập tục của người Hà Nhì khác. Cảm ơn các bác đã theo dõi hành trình. Hẹn gặp lại trong một lịch trình gần nhất.
Trên đây là những chia sẻ của thành viên dmdviet, diễn đàn OTOFUN.BBT OF News xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được chia sẻ của các thành viên khác trên diễn đàn.
Để xem chi tiết bài viết, mời độc giả đọc Tại đây.