Chiến trường "xe ôm công nghệ" khốc liệt tại Đông Nam Á Vinasun muốn phân loại Uber, Grab là taxi Bác tin “phanh gấp” thí điểm Uber, Grab "Mượn" Facebook, taxi truyền thống tuyên chiến với Uber, Grab |
Thừa nhận những bất cập trên, Sở GT-VT Hà Nội cho biết đang đề xuất UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ GT-VT nhiều giải pháp để siết chặt quản lý taxi công nghệ nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh vận tải.
Thiếu công bằng
Thời gian qua, các hãng taxi truyền thống liên tục "tố" phải cạnh tranh bất bình đẳng với loại hình vận tải thí điểm ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hành khách theo hợp đồng (gọi là taxi công nghệ).
Theo ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội, điều kiện về kinh doanh đối với taxi truyền thống khá ngặt nghèo, bao gồm: Bãi đỗ, giấy phép tần số, logo, bảng giá, đồng phục, đăng ký giá, hạn chế tham gia giao thông vào giờ cao điểm… Trong khi, Grab và Uber ít chịu ràng buộc, đặc biệt là được tùy ý tăng số lượng xe.
Cần có giải pháp quản lý taxi công nghệ để tránh thất thoát nguồn thu của Nhà nước. |
Các hãng xe taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun… cho rằng, khi hoạt động dưới hình thức taxi họ phải tốn nhiều chi phí như: Đăng kiểm với phí cao hơn, mua bảo hiểm hành khách, bảo hiểm thân vỏ xe cao hơn, chi tiền mua sảnh đón khách… còn Uber và Grab không chịu các khoản phí trên.
Đặc biệt, các hãng taxi truyền thống đang phải chịu nhiều loại thuế, trong đó có 2 loại thuế cao là thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Trong khi đó, Bộ Tài chính chỉ áp thuế cho Uber và Grab theo thuế suất VAT 3% trên doanh thu của các doanh nghiệp này, tạo bất bình đẳng trong kinh doanh.
Điều đáng nói là, sau sự bùng nổ của hai hãng Uber và Grab, một số hãng taxi truyền thống đã âm thầm triển khai các dịch vụ tương tự. Đơn cử Hãng Taxi Thành Công vừa ra mắt ứng dụng gọi xe Thanhcong app; Taxi Mai Linh phát triển phần mềm Mai Linh taxi với sự xuất hiện của dòng xe “VIP”; Taxi Vinasun hay Taxi Group... cũng đang trong quá trình nghiên cứu.
Đề xuất không bổ sung taxi công nghệ
rên địa bàn Thủ đô hiện có 7.310 xe dưới 9 chỗ được cấp phép hoạt động thí điểm theo mô hình áp dụng công nghệ. Trong đó, dẫn đầu là Công ty TNHH Grabtaxi với 4.867 xe; Công ty TNHH Uber Việt Nam khoảng 1.900 xe. Ngoài ra còn một số xe của Công ty cổ phần Vận tải 57 Hà Nội, Công ty cổ phần Hợp tác đầu tư và phát triển, Công ty cổ phần Phát triển thương mại và du lịch quốc tế Ngôi Sao.
Theo đánh giá của Sở GT-VT Hà Nội, trong quá trình thí điểm đã phát sinh nhiều bất cập do việc phát triển số lượng phương tiện tham gia kinh doanh nhanh, nhưng chưa kiểm soát tốt.
Những bất cập này đã ảnh hưởng rất lớn đến Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng và công tác tổ chức giao thông của thành phố, đặc biệt là việc quản lý, hạn chế xe taxi và phương tiện cá nhân.
Ứng dụng gọi xe Thành Công App trên nền tảng Facebook. |
Để có cơ sở quản lý các phương tiện tham gia hoạt động thí điểm, bảo đảm phù hợp với điều kiện hạ tầng, hài hòa lợi ích giữa các đơn vị kinh doanh vận tải, Sở GT-VT đã đề xuất UBND TP Hà Nội kiến nghị Bộ GT-VT, trong thời gian chờ ban hành quy hoạch về số lượng phương tiện, cho phép Hà Nội từ ngày 15/7, tạm dừng mở rộng việc thí điểm, không bổ sung thêm đơn vị mới và không tăng thêm số lượng phương tiện tham gia thí điểm; cho phép Sở GT-VT và Công an TP Hà Nội quản lý logo dành cho phương tiện tham gia thí điểm; quy định về màu sắc, kích thước, vị trí niêm yết trên xe bảo đảm dễ dàng nhận biết để quản lý, tổ chức giao thông và xử lý vi phạm...
Đặc biệt, Sở GT-VT Hà Nội cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép Sở GT-VT chủ trì, phối hợp với Công an thành phố rà soát các tuyến đường cấm taxi hoạt động để bổ sung biển báo phụ cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ ngồi nhằm giảm ùn tắc giao thông; chỉ đạo Cục Thuế Hà Nội chủ trì, phối hợp với các ngành kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với toàn bộ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ cá thể sử dụng phương tiện dưới 9 chỗ ngồi tham gia thí điểm kinh doanh vận tải.
“Đối với taxi công nghệ như Grab, Uber, lực lượng Cảnh sát giao thông gặp khó khăn trong quá trình xử lý vi phạm. Nguyên nhân là xe taxi công nghệ không có biểu trưng, logo hoặc màu sơn nhận diện nên khó phân biệt với xe ô tô cá nhân. Ngoài ra, việc taxi công nghệ chưa được kiểm soát về số lượng cũng gây khó khăn cho công tác điều hành giao thông. Giải pháp hiện nay là cần đưa taxi công nghệ vào quản lý như taxi truyền thống, cấp logo, biểu trưng cho xe để dễ dàng nhận diện, kiểm soát, xử lý vi phạm và điều hành giao thông”. Thiếu tá Vũ Văn Hoài - Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt - Công an TP Hà Nội |