Đo nồng độ cồn: Dùng riêng ống thổi, sát khuẩn thiết bị đo Mở 3 đợt cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông Tài xế lo sợ phạt vi phạm nồng độ cồn theo kiểu mới |
Sự ra đời của NĐ100/2019 đánh dấu một bước chuyển mình đáng chú ý trong văn hoá rượu bia của người Việt Nam. Rất nhiều người đã vui vẻ mà nói rằng họ đã thoát khỏi cảnh bị ép rượu mỗi khi về quê hay tham dự sự kiện nào đó. Rất nhiều người khác cũng đã chuyển sang đi taxi hoặc Grab mỗi khi đi nhậu. Mặt tích cực thì khỏi phải bàn cãi, tuy vậy, mặt trái của con số 0 tuyệt đối vẫn khiến cho nhiều tài xế rơi vào cảnh hàm oan chịu phạt.
Mặt tích cực của việc cấm uống rượu bia khi lái xe thì khỏi phải bàn cãi |
Theo quy định hiện hành tại khoản 8 điều 8 luật GTĐB 2008 sửa đổi bổ sung ngày 5/7/2019 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, người điều khiển bị cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong MÁU hoặc HƠI THỞ có nồng độ cồn.
Điều chớ trêu ở đây là quy định này dường như được đưa ra mà chưa nhận được sự tham vấn khoa học của các nhà khoa học một cách đầy đủ. Bởi theo Danh mục Quy trình kỹ thuật chuyên ngành hoá sinh số thứ tự 60 về Định lượng cồn (Ethanol) trong máu, được ban hành kèm theo Quyết định số 320/QĐ-BYT ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, một người bình thường không sử dụng rượu bia thì vẫn có nồng độ cồn trong máu.
tuy vậy, mặt trái của con số 0 tuyệt đối vẫn khiến cho nhiều tài xế rơi vào cảnh hàm oan. |
BYT quy định rằng nếu xét nghiệm mà có kết quả nồng độ cồn trong máu dưới 10,9mmol/L (tương đương 50.23 mg/dl hoặc 0.5023 mg/ml) thì được coi là không có. Theo cách giải thích của cán bộ y tế thì nồng độ cồn này là hoàn toàn tự nhiên do cơ chế sinh học của con người sinh ra. Hay nói cách khác, bất kỳ ai khi bị đưa đi xét nghiệm máu thì cũng đều có nồng độ cồn trong máu dù cho cả đời chưa bao giờ đụng đến dù chỉ 1 giọt rượu bia nào.
Như dẫn chứng ở bên dưới đây, một chủ xe bị một công ty bảo hiểm từ chối chi trả bảo hiểm vì kết quả xét nghiệm máu có nồng độ cồn ở mức 0.01 mg/dL, nhỏ hơn 50 lần so với mức bình thường, tự nhiên của con người. Xét theo cái cách lập luận của công ty bảo hiểm này, chắc hẳn công ty bảo hiểm này sẽ chẳng phải bồi thường cho bất kỳ khách hàng nào, bởi cứ mang họ đi xét nghiệm máu, chắc chắn khách hàng đó sẽ có nồng độ cồn trong máu.
Nên chăng các nhà làm luật có thể xem xét mà điều chỉnh lại quy định của pháp luật để phù hợp hơn với các căn cứ khoa học về cơ chế sinh học của con người?
Một chủ xe bị một công ty bảo hiểm từ chối chi trả bảo hiểm vì kết quả xét nghiệm máu có nồng độ cồn ở mức 0.01 mg/dL |
Theo quy định của Bộ Y tế, đơn vị biểu thị kết quả xét nghiệm được sử dụng là mg/L hoặc mmol/L. Hệ số chuyển đổi là mmol/L x 4,608 = mg/100mL hoặc mmol/L x 0,04608 = g/L. Theo quy định tại NĐ100/2019, đơn vị được tính đối với nồng độ cồn trong máu là mg/mL. Như vậy, ta có thể quy đổi mức giới hạn bình thường của một người không sử dụng rượu bia (được coi là không sử dụng rượu bia) là nhỏ hơn một trong các chỉ số sau (theo đơn vị biểu thị kết quả tương ứng):� - 10,9 mmol/L - 50,23 mg/dL - 0.5023 mg/mL |
Viet Cat