![]() |
Nước vào khoang lốp dự phòng gây hư hỏng lốp. |
Nguyên nhân nước vào khoang lốp dự phòng
Nước vào khoang lốp dự phòng đến từ việc các gioăng cửa cốp và gioăng đèn hậu bị xuống cấp, bị hở. Các gioăng này mất đi tính đàn hồi, không đảm bảo khả năng tạo độ kín, khiến nước dễ thấm qua các khe hở, chui vào cốp và chảy xuống khoang lốp dự phòng.
![]() |
![]() |
Nước vào khoang lốp dự phòng gây ra hậu quả gì?
Nước vào khoang lốp có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho hệ thống lốp và xe hơi.
- Nước có thể dẫn đến hiện tượng gỉ sét, làm hỏng các bộ phận kim loại bên trong khoang lốp, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ của lốp và các thiết bị liên quan.
- Lốp dự phòng bị ẩm, cao su dễ bị mục nát hoặc biến dạng, giảm khả năng chịu tải và an toàn khi sử dụng.
- Nấm mốc, vi khuẩn phát triển, gây hại cho lốp, gây mùi khó chịu.
- Hỏng lốp dự phòng, khiến tài xế không thể sử dụng lốp dự phòng khi cần.
![]() |
Cần bảo quản khoang lốp dự phòng. |
Cách khắc phục nước vào khoang lốp dự phòng
- Kiểm tra các lỗ thoát nước, nếu thấy các vật gây tắc nghẽn, cần làm sạch để nước thoát ra dễ dàng.
- Dùng vòi nước xịt rửa khoang lốp, dùng khăn khô, máy thổi khí làm khô khu vực này.
- Kiểm tra tình trạng lốp dự phòng nếu nước đã vào khoang lốp một thời gian dài, lưu ý các tình trạng như gỉ sét, mục nát, biến dạng.
- Nếu lốp hư hỏng nhẹ, sửa bằng cách vá lỗ thủng, thay van. Lốp hư hỏng nặng thì thay lốp mới.
- Bảo dưỡng định kỳ để tránh tình trạng nước vào khoang lốp dự phòng, kiểm tra giăng cao su, nắp khoang lốp, hệ thống thoát nước. Việc kiểm tra định kỳ lốp dự phòng cũng cần được thực hiện, bao gồm kiểm tra áp suất, độ mòn và tình trạng tổng thể của lốp.
![]() |
Phương Huyền