Phóng nhanh, vượt ẩu phạt bao nhiêu tiền? Ảnh: minh hoạ |
Mục lục |
Phóng nhanh, vượt ẩu bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi phóng nhanh, vượt ẩu bị phạt bao nhiêu tiền là thông tin mà những người tham gia giao thông, điều khiển phương tiện giao thông cần nắm vững, trong trường hợp vi phạm quy định luật pháp.
Phóng nhanh là gì?
Phóng nhanh là điều khiển mô tô, xe gắn máy, ô tô vượt quá tốc độ cho phép trong mỗi khu vực (trong khu vực đông dân cư và ngoài khu vực đông dân cư), trong mỗi loại đường (đường đôi, đường một chiều, đường hai chiều).
Vượt ẩu là gì?
Vượt xe là tình huống xảy ra khi xe đi sau muốn vượt xe đi trước. Muốn vượt xe đi trước, xe sau phải quan sát, vượt về phía bên trái.
Vượt ẩu bao gồm việc vượt thiếu quan sát, không có tín hiệu xin vượt, vượt về bên phải, gây ra những tình huống nguy hiểm, nguy cơ dẫn tới tai nạn cho các phương tiện giao thông đi xung quanh. Vượt ẩu cũng bao gồm việc vượt trong những tuyến đường không được phép vượt như: trên cầu hẹp có một làn xe, đường vòng, đầu dốc, vị trí có tầm nhìn hạn chế, đường giao nhau, đường sắt giao với đường bộ cùng mức, vượt trước xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ.
Phóng nhanh quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền?
Với ô tô:
- Phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu vượt quá tốc độ 5-10 km/h.
- Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và tước bằng lái 1-2 tháng nếu vượt quá tốc độ 10-20 km/h.
- Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước bằng lái 2-4 tháng nếu vượt quá tốc độ 20-35 km/h.
- Phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và tước bằng lái 2-4 tháng nếu vượt quá tốc độ trên 35 km/h.
Với xe máy:
- Phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng nếu vượt quá tốc độ 5-10 km/h.
- Phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu vượt quá tốc độ 10-20 km/h.
- Phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, tước bằng lái 2-4 tháng nếu vượt quá tốc độ từ trên 20 km/h.
Vượt ẩu phạt bao nhiêu tiền?
Với người điều khiển ô tô:
- Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu vượt xe trong hầm.
- Phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vượt xe tại đường có biển báo cấm vượt, không báo hiệu trước khi vượt, vượt bên phải xe khác (trừ trường hợp phương tiện đang đi trên xe có nhiều làn đường được phân biệt bằng kẻ vạch phân làn) theo Điểm d khoản 5 Điều 5.
- Phạt từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu vượt ẩu gây tai nạn giao thông.
Với người điều khiển mô tô, xe gắn máy:
- Phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu vượt xe trên đường có biển báo cấm vượt, vượt xe trong hầm.
- Phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu vượt ẩu gây tai nạn giao thông.
Với người điều khiển xe máy chuyên dùng:
- Phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng nếu vượt xe không đúng quy định.
- Phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu vượt ẩu, gây ra tai nạn giao thông.
Vượt ẩu gây tai nạn đền bao nhiêu tiền? |
Ngoài ra, phóng nhanh, vượt ẩu phạt bao nhiêu tiền nếu gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản người khác?
"Trẻ trâu" vượt ẩu va chạm với người đi ngược chiều Phóng nhanh, đâm vỉa hè taxi lật ngửa như phim hành động Xe máy phóng nhanh hất tung người đi bộ sang đường ẩu |
Người điều khiển xe phóng nhanh, vượt ẩu có thể gây ra các hậu quả sau:
- Làm chết người
- Gây thương tích, tổn hại sức khoẻ cho một người khác, với tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên
- Gây thương tích, tổn hại sức khoẻ cho hai người trở lên, với tỉ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Theo Điều 260 của Bộ Luật Hình sự năm 2015, người gây ra các hậu quả trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm luật Giao thông đường bộ.
Có 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung cho việc vi phạm luật Giao thông đường bộ, gây hậu quả nghiêm trọng tới tính mạng, sức khoẻ, tài sản.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Phạt cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù 1-5 năm.
Hai khung hình phạt tăng nặng là phạt tù 7-10 năm và 7-15 năm.
Khung hình phạt bổ sung là phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề 1-5 năm.
Bên cạnh đó, người vi phạm có trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí sau:
- Chi phí cứu chữa, phục dưỡng, phục hồi sức khoẻ của người bị thiệt hại.
- Chi phí thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
Bên cạnh đó, người gây ra tai nạn giao thông còn phải bồi thường cho người bị nạn một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó phải gánh chịu. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần sẽ do các bên thỏa thuận.
Phương Huyền