Đây là hiện tượng xuất phát từ đặc tính của xăng chứ không phải do nhân viên trạm xăng đã gian lận trong lúc làm việc. Đổ xăng vào thời điểm buổi trưa hay lúc trời nắng nóng là một quyết định sai lầm. Xăng có đặc tính giãn nở tùy theo nhiệt độ. Vào buổi sáng, mức nhiệt thấp, xăng sẽ co lại, giảm thế tích. Ngược lại, vào thời điểm nóng nhất trong ngày, lượng xăng đổ vào bình sẽ giãn nở lớn và chiếm nhiều thể tích hơn, vậy vô tình bạn sẽ bị thiệt một lượng xăng khi đổ xăng vào buổi trưa.
Xăng giãn nở hay teo, co lại tùy nhiệt độ. Thường là sau một đêm, mức nhiệt hạ, xăng sẽ co lại, giảm thể tích. Lúc nhiệt độ ở mức bình thường đối với xăng, dầu, một gallon xăng (tương đương 3,7 lít xăng) mới thật sự là một gallon.
Ngược lại, lúc nóng nhất trong ngày, khi bạn trả tiền cho 10 gallon nhưng thực sự chỉ nhận được từ 10 x 0.91 = 9,1 gallon đến 10 x 9.3 = 9,3 gallon mà thôi, phần còn lại chỉ là hơi xăng chứ không phải là xăng.
Thí dụ bình xăng chiếc xe của bạn chứa tối đa 20 gallon xăng. Buổi sáng khi nhiệt độ thấp, lúc vòi đổ xăng tự động ngừng, báo cho bạn biết là đầy rồi, thì trong thùng xăng của bạn có đúng 20 gallon xăng. Nhưng đến trưa trời nóng thì lại khác. Lúc vòi đổ xăng tự động ngừng thì trong bình xăng của bạn chỉ có từ 18,2 đến 18,6 gallon xăng mà thôi.
Buổi sáng 20 gallon xăng chiếm đúng một thể tích 20 gallon, nhưng đến trưa nóng thì 18,6 gallon xăng giãn nở lớn ra và chiếm, choán một thể tích bằng 20 gallon. Như vậy là nếu bạn đổ xăng vào lúc giữa trưa, trời nắng nóng, bạn sẽ bị “thiệt” khoảng 1,4 gallon.
Vậy nên, không nên đổ xăng vào lúc trời nắng nóng. Trừ các trường hợp bất khả kháng, trong mùa nắng nóng bạn nên sắp xếp đổ xăng vào buổi sáng sớm hoặc khi trời mát.
Phương Huyền