Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam tuyệt đẹp từ trên cao Phân luồng lại giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất Đi cáp treo vào sân bay Tân Sơn Nhất? Đường vào sân bay Tân Sơn Nhất sẽ cấm ô tô theo giờ |
Sáng 3/7, Sở GTVT TP HCM tổ chức khánh thành cầu vượt chữ Y tại giao lộ Trường Sơn - nhánh đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài và thông xe nhánh cầu vượt Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn thuộc dự án xây dựng cầu vượt thép hình chữ X Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn.
Cầu vượt chữ Y tại giao lộ Trường Sơn và nhánh đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (Q.Tân Bình) chính thức đưa vào sử dụng sáng nay (3/7). |
Cầu vượt tại giao lộ Trường Sơn và nhánh đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (quận Tân Bình) được thiết kế, xây dựng hình chữ Y gồm một nhánh dẫn vào nhà ga quốc tế dài hơn 300 m, một nhánh dẫn vào nhà ga quốc nội dài hơn 150 m với tổng mức đầu tư 242 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành trong 6 tháng.
Cầu cho phép các loại xe ô tô con, xe ô tô khách và xe buýt lưu thông trên đường Trường Sơn lưu thông lên cầu vượt để vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Nhánh cầu đường Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn cũng được thông xe vào sáng nay. |
Trong khi đó, theo thiết kế dự án xây dựng cầu vượt thép Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn hình chữ X với 2 nhánh cầu.
Nhánh cầu đường Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn dài 362,8 m, mặt cầu đường Hoàng Minh Giám rộng 13 m (đến đoạn giữa cầu sẽ tách thành nhánh xuống Nguyễn Kiệm) và mặt cầu đoạn xuống đường Nguyễn Thái Sơn rộng 9 m.
Nhánh 2 từ đường Hoàng Minh Giám - Nguyễn Thái Sơn dài 362,8 m. Nhánh 3 từ đường Nguyễn Kiệm (phía nút giao Phú Nhuận) về đường Nguyễn Thái Sơn.
Tổng mức đầu tư công trình khoảng 504 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp 351,9 tỷ đồng.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa. |
Có mặt tại buổi lễ, phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa nhìn nhận nút giao thông Trường Sơn - nhánh đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài và Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn nằm ở cửa ngõ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Do vậy, nhu cầu đi lại của người dân TP rất lớn nên thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông gây ảnh hưởng đến hoạt động của sân bay Tân Sơn Nhất, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế và tạo ra hình ảnh không đẹp với bạn bè quốc tế.
“Để giải quyết bài toán này, TP đã quyết định xây dựng hai cầu vượt tại hai nút giao thông trên theo cơ chế cấp bách, cần thiết và kịp thời. Việc hai công trình sớm đưa vào sử dụng đã góp phần giảm ùn tắc cho cửa ngõ sân bay, giúp người dân thuận lợi đi vào sân bay, qua nút giao và góp phần để phát triển kinh tế xã hội của TP”- ông Khoa nói.
Ông cũng yêu cầu Khu quản lý giao thông đô thị số 1 tiếp tục bảo trì, tổ chức giao thông qua khu vực cầu vượt.
Yêu cầu khu quản lý giao thông đô thị số 3 tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 dự án xây dựng cầu vượt thép hình chữ X Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn vượt tiến độ nhưng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn. Chính quyền quận Gò Vấp tập trung xử lý bồi thường, giải phóng mặt bằng để kịp tiến độ thi công dự án.
Một số hình ảnh cầu vượt chữ Y hơn 224 tỷ từ trên cao:
Cầu vượt tại giao lộ Trường Sơn và nhánh đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (Q.Tân Bình) được thiết kế, xây dựng hình chữ Y. |
Một nhánh dẫn vào nhà ga quốc tế dài hơn 300m, một nhánh dẫn vào nhà ga quốc nội dài hơn 150m với tổng mức đầu tư 242 tỉ đồng. |
Trong ảnh là nhánh cầu vào ga quốc nội, băng ngang qua tuyến đường Trường Sơn, bao quang nhà xe "5 sao" của ga quốc nội. |
Nhánh còn lại nối thẳng với đương Trường Sơn, băng ngang tuyến đường nhánh đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài để vào ga quốc tế. |
Mặt cầu trên đường Trường Sơn chia làm 3 làn, rộng 10,75 m, nhánh vào ga quốc tế và quốc nội rộng 7,5 m với 2 làn xe, tốc độ di chuyển cho phép 30 km/h và cho phép các loại ô tô con, xe ô tô khách và xe buýt lưu thông. |
Cầu vượt ngay trước cửa sân bay được kỳ vọng sẽ xóa được điểm đen ùn tắc tại tại giao lộ Trường Sơn - nhánh đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - vành đai ngoài. |