Đèn xanh còn 2 giây có bị phạt không khi vượt? |
Quy chuẩn đèn giao thông có hiệu lực từ năm 2025
Quy chuẩn đèn giao thông từ 1/1/2025 như sau:
- Đèn có ba loại màu tín hiệu: xanh, vàng và đỏ.
- Hình dạng đèn: đèn hình tròn, lắp theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang.
- Thứ tự đèn chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới: đỏ - vàng - xanh.
- Thứ tự đèn nằm ngang từ trái sang phải: đỏ - vàng - xanh.
Ngoài ra, đèn tín hiệu còn bổ sung một số đèn khác tùy quy mô và tổ chức nút giao thông như đèn hình mũi tên, đèn hình người đi bộ hoặc hình một loại phương tiện giao thông nào đó. Các đèn bổ sung này được lắp đặt trên mặt phẳng ngang với đèn tín hiệu.
Cách đèn tín hiệu giao thông điều khiển giao thông
Có thể có đồng hồ đếm ngược hoặc không có đồng hồ đếm ngược tại trụ đèn giao thông.
Đồng hồ sẽ đếm ngược (khi đang hoạt động bình thường) khi mỗi đèn tín hiệu sáng, báo hiệu thời gian có hiệu lực của đèn. Tại một thời điểm, trên cùng một bộ đèn tín hiệu chỉ được sáng một trong ba màu: Xanh, vàng hoặc đỏ.
Tín hiệu xanh: Tín hiệu đèn màu xanh là được đi.
Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp.
Tín hiệu đèn màu đỏ: Báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng.
Đèn xanh còn 2 giây mà dừng có bị phạt không?
Đèn xanh còn 2 giây mà dừng có bị phạt không? Đây là tình huống khiến nhiều người tham gia giao thông thắc mắc.
Theo luật, tín hiệu đèn màu xanh là xe của bạn được đi, nhưng trong trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường thì bạn phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường. Vậy nên việc không di chuyển khi đèn xanh trong trường hợp này không bị vi phạm giao thông.
Tuy nhiên, nếu không phải trường hợp trên, người điều khiển phương tiện dừng lại khi đèn xanh có thể bị xem là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và có thể bị phạt.
Như vậy, đèn xanh còn 2 giây mà dừng có thể bị phạt, tùy tình huống.
Dừng đèn xanh phạt bao nhiêu tiền?
Người điều khiển phương tiện dừng lại khi đèn xanh bị xem là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Với xe ô tô, xe chở người 4 bánh gắn động cơ, xe chở hàng 4 bánh và các xe tương tự ô tô phạt 18-20 triệu. Với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy phạt từ 4-6 triệu.
Vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu tiền?
STT | Lỗi vi phạm | Mức phạt với xe ô tô |
1 | Vượt đèn đỏ (Không gây tai nạn giao thông) | + Bị phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. + Bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm (điểm b khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP). |
2 | Vượt đèn đỏ (Gây tai nạn giao thông) | + Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng. + Bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm (điểm d khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP). |
STT | Lỗi vi phạm | Mức phạt với xe máy |
1 | Vượt đèn đỏ (Không gây tai nạn giao thông) | + Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. + Bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm (điểm b khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP). |
2 | Vượt đèn đỏ (Gây tai nạn giao thông) | + Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng. + Bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm (điểm d khoản 13 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP). |
Tiếp tục điều khiển xe di chuyển khi đèn xanh còn 1 giây có sao không? |
Phương Huyền