Ford Việt Nam triệu hồi 549 chiếc Transit vì lỗi kết cấu giảm xóc Ford Việt Nam bị khách hàng kiện vì nghi xe bị lỗi hộp số Ford triệu hồi 1,3 triệu xe F-150 và Super Duty vì lỗi cánh cửa |
Khoản bồi thường được chi trả cho một số dạng thiệt hại kinh tế liên quan đến cụm bơm túi khí. Nguyên nhân này được cho là khiến người mua đã phải trả một số tiền quá cao cho chiếc xe với túi khí bị lỗi hoặc không đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra khách hàng còn có nguy cơ phải tự chi trả các khoản phí phát sinh khi hãng triệu hồi.
6 nhà sản xuất ôtô trước đó đã chấp nhận khoản tiền phạt trị giá hơn 1,2 tỷ USD, bao gồm: Honda Motor Co; Toyota Motor Corp; Nissan Motor Co; Mazda Motor Corp; Subaru Corp và BMW AG.
Theo báo cáo có ít nhất 23 ca tử vong trên toàn thế giới có liên quan đến hỏng hóc của cụm bơm túi khí Takata. Điều này này đã châm ngòi cho cuộc triệu hồi ôtô lớn nhất trong lịch sử, liên quan đến khoảng 100 triệu bộ phận cụm bơm túi khí với 19 nhà sản xuất ôtô lớn.
Hơn 290 ca thương tích trên toàn cầu khác có cùng nguyên nhân ở việc cụm bơm có thể nứt vỡ. Trong trường hợp túi khí bung ra, các mảnh kim loại có thể phóng xuyên qua túi khí đã bơm phồng, gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe. 21 ca tử vong đến nay xảy ra với xe của Honda và 2 ca với xe của Ford.
Ford chấp nhận khoản phạt 299 triệu USD cho túi khí Takata. |
Trong một tuyên bố, Ford cho biết hãng vẫn "Tập trung vào làm việc với khách hàng để tiến hành sửa chữa xe cho họ."
Khoản tiền phạt cũng bao gồm các chi phí phát sinh, bao gồm tiền lương bị tổn thất và phí chăm sóc trẻ em mà chủ sở hữu xe Ford có thể gặp phải hoặc đã phát sinh cho việc sửa chữa xe. Cùng với khoản bồi thường, Ford cũng sẽ cung cấp các phương tiện cho thuê hoặc mượn miễn phí cho các chủ phương tiện bị triệu hồi khi họ phải chờ xe được sửa chữa khi các các linh kiện chưa có đủ. Tổng cộng, có đến gần 30 triệu xe ở Mỹ vẫn chưa được sửa chữa trong cuộc triệu hồi.
Năm ngoái, Takata cũng đã thú nhận gian lận về dây sạc trong một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và đã đồng ý khoản tiền phạt 1 tỷ USD. Lỗi nghiêm trọng này khiến Takata phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 6/2017. Vào tháng 4, nhà sản xuất linh kiện ôtô Key Safety Systems đã hoàn thành thỏa thuận trị giá 1,6 tỷ USD để mua lại Takata. Công ty được sáp nhập hiện nay có tên gọi Joyson Safety Systems và là công ty con của Tập đoàn Điện tử Ningbo Joyson.
Vào hôm thứ sáu, Heidi King - phó giám đốc điều hành Cục Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ đã kêu gọi các nhà sản xuất ôtô thực hiện kế hoạch triệu hồi túi khí Takata để thay thế tất cả các bộ phận bị lỗi.
Ông King nói: “Các nhà sản xuất phải thực hiện mọi bước có thể để tiếp cận từng chủ sở hữu xe có túi khí gây chết người này và hành động kịp thời để đảm bảo rằng các túi khí nguy hiểm sẽ được thay thế ngay khi có thể.