Thêm một lãnh đạo của Volkswagen lĩnh án tù vì bê bối khí thải Nissan tạm dừng mọi hoạt động sản xuất tại quê nhà Nhật Bản Porsche và Audi "huynh đệ tương tàn" vì bê bối gian lận khí thải |
Ngày 9/7/2018, hãng Nissan đưa ra tuyên bố thừa nhận đã tiến hành thử nghiệm lượng khí thải và tiết kiệm nhiên liệu của xe trong những môi trường khác so với yêu cầu, đồng thời xác nhận các báo cáo kiểm định tại 5 nhà máy trong nước của hãng này đã được lập dựa trên “những giá trị đo lường bị thay đổi.”
Đây là lần bê bối thứ hai của Nissan kể từ sau vụ thu hồi 1,2 triệu xe hồi tháng 10/2017. Nguyên nhân của vụ bê bối năm ngoái được hãng lý giải vì phát hiện một số nhân viên không đủ trình độ đã tham gia quy trình kiểm tra ôtô hoàn thiện trước khi xuất xưởng phục vụ thị trường.
Trong lần đánh giá này, tất cả các mẫu xe của Nissan đều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn phát thải và an toàn của Nhật Bản, ngoại trừ mẫu xe thể thao hai cửa Nissan GT-R, và mẫu xe này chỉ được sản xuất với số lượng rất ít. Nhưng sự cố về khí thải vẫn đẩy giá cổ phiếu của Nissan giảm 4,56% xuống còn 1.003,5 yen (9,08 USD)/ cổ phiếu.
Phía Nissan đã đưa ra cam kết sẽ tiến hành “điều tra đầy đủ và toàn diện” về bê bối làm giả dữ liệu mới nhất này. Hãng đã bắt đầu điều tra về việc giả mạo các kết quả đo và thuê công ty luật Nishimura & Asahi của Nhật hỗ trợ giải quyết. Ông Nick Maxfield, người phát ngôn của Nissan, cho biết "Cuộc điều tra sẽ kéo dài một tháng và chúng tôi sẽ đi tới cùng của vấn đề"
Nissan thừa nhận giả mạo số liệu về khí thải, ảnh hưởng đến 1.171 chiếc ô tô |
Nissan là một trong 3 nhà sản xuất ôtô lớn nhất của "xứ sở hoa anh đào" và được xem là biểu tượng cho khả năng đưa ra các sản phẩm chất lượng với mức giá phải chăng của Nhật Bản. Vì thế việc Nissan mắc sai lầm liên tiếp sẽ khiến cho danh tiếng về chất lượng của xe Nhật mất đi ít nhiều.
Cách đây hai năm, Mitsubishi và Suzuki cũng đã thừa nhận việc sử dụng các phương pháp không phù hợp vào các bài kiểm tra mức độ tiết kiệm nhiên liệu. Một hãng xe Nhật khác là Subaru cũng cho biết các nhân viên của họ đã thực hiện sai việc kiểm thử xe hồi tháng 10/2017.
Ngoài ra trong những năm gần đây rất nhiều công ty có nhà máy ở Nhật Bản gặp vấn đề về an toàn và chất lượng. Nổi bật nhất là nhà sản xuất túi khí Takata đã liên quan đến hàng chục vụ tai nạn chết người dẫn đến "làn sóng" triệu hồi xe ô tô lớn nhất trong lịch sử.
Thu Hằng