Xe máy điện Niu giá ra biển 2.160 USD, động cơ Bosch, pin Panasonic Chi tiết xe máy điện VinFast Klara với động cơ Bosch và công nghệ thông minh Hệ thống chống bó cứng phanh ABS tròn 40 tuổi |
Tập đoàn Bosch (Đức) đã giới thiệu tới đông đảo khách mời hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) trên xe 2 bánh tại sự kiện diễn ra ở ĐH Bách Khoa Hà Nội ngày 9/3 vừa qua.
Bosch đưa ra 5 hướng đi chính để giảm thiểu tai nạn giao thông, trong đó tăng độ an toàn của phương tiện là điều được Bosch rất chú trọng. |
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Bosch cho thấy, nếu tất cả các xe 2 bánh trong khu vực ASEAN đều được trang bị ABS, khoảng một phần tư các vụ tai nạn giao thông liên quan. Bắt đầu từ năm 2019, Úc và Trung Quốc sẽ áp dụng hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) trên tất cả xe máy.
Cảm biến sẽ đọc tốc độ quay của bánh xe từ đó đưa ra tín hiệu cảnh báo để ABS can thiệp tức thì. |
Ban đầu công nghệ ABS được phát triển dành cho xe bốn bánh. Bosch là đơn vị đầu tiên ra mắt ABS trên toàn thế giới vào năm 1978 và phát triển song song với ngành công nghiệp ô tô.
Hệ thống chống bó cứng phanh giúp người lái xử lý tốt hơn trong các tình huống bất ngờ. |
Hệ thống điện tử trên ABS phát hiện các bánh xe có xu hướng khóa và giảm áp lực phanh theo cách thức cài đặt sẵn. Do đó, chiếc xe vẫn ổn định ngay cả khi dùng phanh trên các bề mặt đường với độ bám khác nhau.
Bosch hiện là nhà cung cấp hệ thống chống bó cứng phanh cho một số mẫu xe tay ga của Piaggio ở Việt Nam. Ngoài Piaggio, Honda và Yamaha cũng áp dụng hệ thống này trên các mẫu xe tay ga của mình như SH, Grande, NVX.
Ngoài hệ thống chống bó cứng phanh (ABS), tập đoàn Bosch còn giới thiệu hệ thống cân bằng điện tử (Electronic Stability Program) trên xe hơi. Đây là hệ thống trở thành hệ thống chuẩn hoá trên xe du lịch và xe thương mại hạng nhẹ có trọng lượng lên tới 3,5 tấn ở các nước châu Âu kể từ năm 2014. Tại các quốc gia Đông Nam Á, Malaysia là quốc gia đầu tiên ứng dụng ESP từ đầu năm 2018.
Ông Klaus Landaeusser Giám đốc Kinh doanh mảng linh kiện Ô tô khu vực Đông Nam Á. |
Sử dụng các cảm biến thông minh, ESP® so sánh 25 lần mỗi giây để xác định liệu xe có thật sự đang di chuyển theo hướng người lái đang điều khiển. Nếu các giá trị đo không trùng khớp, hệ thống chống trượt sẽ can thiệp và bắt đầu làm giảm mô-men xoắn động cơ.
Nếu thao tác này vẫn chưa đủ, hệ thống sẽ tiếp tục phanh từng bánh xe riêng lẻ, tạo ra phản lực cần thiết để giữ cho chiếc xe an toàn trên đường đi.
Ở Việt Nam, hệ thống chống bó cứng phanh dần đã xuất hiện đại trà trên một số mẫu xe nhập khẩu từ Indonesia như Toyota Yaris, Vios, Mitsubishi Xpander và các mẫu xe lắp ráp trong nước Innova.
Mạnh Quân