Năm 1872, Anh trúng thầu trong cuộc cạnh tranh với hai đối thủ Pháp, Mỹ, nhờ vậy giành được dự án xây dựng hệ thống đường ray hỗ trợ chính phủ Nhật Bản. Chuyến tàu đầu tiên tại đất nước mặt trời mọc nhanh chóng được khánh thành và đưa vào sử dụng, cũng bước đầu định hình hệ thống giao thông nơi đây. Kể từ đó, người Anh mang theo văn hóa lưu thông bên trái vào Nhật Bản.
Khoảng năm 1990, xe ô tô bắt đầu xuất hiện tại đất nước này, nhiều tranh cãi nổ ra về vấn đề lưu thông bên trái hay bên phải. Cuối cùng, vào năm 1924, quy định lái xe bên trái được đưa vào văn bản luật chính thức.
![]() |
Sự kiện đường sắt năm 1872 tại Nhật khiến quy định lưu thông bên trái ra đời |
AA là chiếc xe hơi đầu tiên của Toyota, ra đời vào năm 1935, tức là 11 năm sau khi quy định lái xe bên trái được hợp thức hóa tại Nhật. Tuy nhiên, điều khác lạ là, vô lăng của AA vẫn được đặt bên tay trái – khá bất lợi khi một chiếc ô tô phải lưu thông bên trái đường tại Nhật.
Theo ghi chép từ nhiều tài liệu, mặc dù giao thông “du nhập văn hóa” Anh sau sự kiện đường sắt 1872, hãng Toyota lại "du nhập" phong cách thiết kế xe hơi từ Mỹ. Những năm 1990, Hoa Kỳ trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu của ngành công nghiệp ô tô thời bấy giờ. Ford và General Motors (GM) - hai ông lớn từ xứ sở cờ hoa liên tục mở rộng thị trường của mình trên khắp thế giới, và những chiếc xe ô tô đầu tiên xuất hiện tại Nhật cũng có xuất xứ từ Mỹ.
Từ 1792, luật giao thông Mỹ quy định người dân tham gia giao thông bên phải đường nên xe ô tô Mỹ được thiết kế vô lăng bên trái nhằm phù hợp với hướng di chuyển. AA Model ra đời 1935, được lấy ý tưởng từ Desoto Airflow của Chrysler sản xuất, và lấy luôn cả vị trí thiết kế vô lăng của mẫu xe nước Mỹ.
![]() |
Chiếc Toyota AA - xe hơi đầu tiên của hãng Toyota ra đời 1935 |
Kiichiro Toyoda – nhà sáng lập Tập đoàn Ô tô Toyota vốn dĩ là một doanh nhân đam mê máy móc, và có tầm nhìn xa trông rộng. Ban đầu, Toyota Motors Company chỉ là một bộ phận nhỏ của Toyoda Automatic Loom Works – hãng dệt lớn nhất Nhật Bản những năm 1920. Kiichiro Toyoda, sau chuyến du học ở Mỹ, đã sớm nhận ra xu hướng thoái trào của ngành dệt may và tiềm năng của ngành công nghiệp ô tô. Vào thời điểm đó, tàu hỏa không thể hoạt động tốt khi động đất thường xuyên xảy ra. Thay vào đó, xe hơi, xe tải là những phương tiện hiệu quả nhất. Kiichiro Toyoda quyết định rẽ hướng, sau đó Toyota Motors Company và Toyota AA đã ra đời.
![]() |
Vô lăng đặt bên trái của Toyota AA 1935 |
Toyoda Model AA kết hợp các nguyên tắc thiết kế hiện có ở Hoa Kỳ lúc đó. Kiểu dáng thì lấy từ Desoto Airflow. AA có kích thước (mm) là dài 1.500 mm, rộng 1.736 mm, cao 1.730 mm, chiều dài cơ sở 2.850 mm. Động cơ 3 xi-lanh, dung tích 3,3 lít.
Từ 1936, AA chính thức được sản xuất với giá bán đầu tiên 3.350 yên, trải qua 6 năm tồn tại phát triển trước khi chính thức ngừng sản xuất vào năm 1942, với tổng cộng 1.142 chiếc bán ra. Ngày nay, chiếc AA duy nhất còn lại trên thế giới đang được trưng bày tại Bảo tàng Louwman.
![]() |
Desoto Airflow 1934 - hình mẫu thiết kế của Toyota AA thời bấy giờ. |
![]() |
Chiếc AA duy nhấtđang được trưng bày tại Bảo tàng Louwman. |
Phương Huyền