Cuối năm, lại nóng xe “dù”, bến “cóc” Hà Nội: Mở lối giao thông tĩnh bằng không gian ngầm Phương án nào di chuyển hơn 50 lốt xe Hà Nội – Ninh Bình? |
Theo đồ án quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, bến xe khách Yên Sở được định hướng là bến xe khách trung hạn (dự kiến thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2016-2020). Quy hoạch bến xe này cũng đã được xác định trong đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-4 có vị trí nằm ở phía nam đường Vành đai 3 gần khu vực Yên Sở, với quy mô bến xe có diện tích khoảng 3,20 hecta.
Tại đồ án Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Sở GTVT và Viện QHXD Hà Nội lập, Bến xe Yên Sở tiếp tục được quy hoạch là bến xe khách liên tỉnh trung hạn (với chức năng hỗ trợ, giảm tải cho 3 bến xe: Giáp Bát, Nước Ngầm, Gia Lâm).
Bến xe Yên Sở được dự báo sẽ giảm tải phần nào lượng hành khách ở bến xe Gia Lâm, bến xe Giáp Bát và bến xe Nước Ngầm vào những dịp lễ, Tết. |
Dự kiến sau khi đầu tư xong Bến xe khách Yên Sở và Bến xe khách Cổ Bi, các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại Bến xe Giáp Bát sẽ được điều chuyển về 2 bến xe này nhằm giảm tải áp lực giao thông cho tuyến Quốc Lộ 1A hiện nay (Bến xe Giáp Bát sẽ chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng kết hợp bãi đỗ xe).
Về lâu dài đối với khu vực phía Nam, sau khi đầu tư hoàn thành Bến xe khách chính phía Nam (Khu vực Ngọc Hồi - Đường Vành đai 4), Bến xe khách Yên Sở và Bến xe khách Nước ngầm sẽ được đồng thời chuyển đổi chức năng thành đầu mối trung chuyển vận tải hành khách công cộng kết hợp bãi đỗ xe (các tuyến xe khách liên tỉnh đang khai thác tại 2 bến xe khách này sẽ được điều chuyển về Bến xe khách đầu mối tập trung phía Nam).
Mạnh Quân