Kinh nghiệm lái xe ở châu Âu là những lưu ý cần bỏ túi trước khi sang châu Âu du lịch. |
Thành viên Nguyễn Nhâm là người thường xuyên đi công tác ở châu Âu và thường tự lái xe, qua đó có đúc kết những trải nghiệm cá nhân thành bài viết bên dưới.
Kinh nghiệm lái xe ở châu Âu:
1. Xe ở châu Âu bắt buộc phải có đèn ban ngày kể từ năm 2011, đèn này tự động bật khi xe khởi động và tự động tắt khi dừng chờ đèn đỏ. Vì thế nên thuê xe nhỏ, số tự động để dễ lái và tiết kiệm xăng. Tiền thuê xe khoảng 120-150 euro/ngày.
2. Thuê xe ô tô tự lái nên mua thêm bảo hiểm tai nạn hoặc bảo hiểm mất cắp ô tô.
3. Luật giao thông đường bộ ở châu Âu giống ở Việt Nam. Ngoài các lỗi vi phạm mà tài xế Việt Nam hay mắc phải, cần chú ý thêm các lỗi sau:
- Lỗi vượt bên phải
- Lỗi lấn chiếm làn trái trên đường cao tốc
- Lỗi chạy quá chậm trên đường cao tốc
- Lỗi không dừng ở biển báo STOP hoặc không nhường đường ở biển báo YIELD
- Lỗi không nhường đường cho người đi bộ, đi xe đạp
- Lỗi không tăng tốc khi nhập vào Highway (đường cao tốc)
- Biển báo STOP (dừng lại) sẽ đặt trước giao lộ, phải dừng xe (không lăn bánh) khoảng 1 - 2 giây kể cả khi trước mặt không có ai hoặc đang lúc đêm tối, yên tĩnh. Nếu không dừng sẽ có vé phạt nguội hay cảnh sát hỏi thăm.
- Khi thấy người đi bộ trên vạch trắng thì phải nhường đường để tránh gây tai nạn, bảo hiểm sẽ không chi trả cho việc này.
4. Khi gặp vòng xuyến giao thông
- Nhường đường cho xe đang ở trong vòng xuyến
- Bật xi nhan khi vào và khi ra khỏi vòng xuyến
Cần có trình độ tiếng Anh để thuận tiện khi tham gia giao thông bên châu Âu. |
5. Tốc độ: mỗi quốc gia có tiêu chuẩn giới hạn tốc độ khác nhau và đều có phạt khi vượt quá tốc độ cho phép. Nên chú ý biển giới hạn tốc độ để tránh phạt.
6. Google Maps bên châu Âu sử dụng tốt, có hỗ trợ tiếng Việt. Cần mua sim data lắp vào điện thoại hoặc cục phát wifi để dùng được Google Maps. Khi đi sai đường hoặc đi vào vùng sóng yếu (thường khi đi vào đường hầm), mất tín hiệu Google Map hãy tiếp tục chạy theo đường mới, Google Maps sẽ tự động tìm lại đường.
7. Cần có trình độ tiếng Anh khi đi châu Âu để quan sát, đọc hiểu các biển báo giao thông. Biển chỉ dẫn chuyển hướng thường đặt xa điểm rẽ. Lưu ý xi nhan khi sang làn chuyển hướng, khi sang làn rồi thì tắt xi nhan.
8. Điểm nghỉ: trên đường cao tốc có nhiều điểm nghỉ như điểm bán xăng và đồ ăn uống. Giá xăng không đồng đều ở mỗi nước. Có thể trả bằng thẻ ngay trên cây xăng hoặc trả tiền mặt trong quầy bán hàng.
9. Ăn uống: nên trang bị nồi cơm điện, thuê căn hộ (apartment) có bếp nấu, mua đồ siêu thị về nấu ăn để tiết kiệm tiền và có được đồ ăn hợp khẩu vị của mình. Thông thường thuê apartment hơi xa trung tâm thì mất khoảng 100 euro. Ngoài ra, có rất nhiều siêu thị châu Á (Việt Nam, Trung Quốc) ở đường phố châu Âu.
10. Phí đường cao tốc: trả bằng thẻ, tiền mặt đều được. Riêng ở Thổ Nhĩ Kỳ phải trả online, cần báo lộ trình đi cho bên cho thuê xe để họ nạp trước. Bên Italia, máy chỉ nhận thẻ tín dụng cho ngân hàng Italia phát. Thụy Sĩ và Áo có cấp thẻ Vignet (có giá trị toàn quốc trong vòng 10, 30 ngày) sử dụng được khi qua các trạm thu phí. Đức và Hà Lan không thu phí đường bộ (vì họ đã thu trong giá xăng rồi).
10. Hãy lập lộ trình di chuyển, mỗi ngày chạy 300-500 km, chạy xe vào buổi sáng và buổi chiều dành thời gian tới các điểm vui chơi, bởi các thành phố ở Châu Âu đều rất đẹp.
11. Thông thường thuê apartment hơi xa khoảng 100 euro, thuê xe khoảng 120-150 euro.
Đôi nét về tác giả Tên: Nguyễn Nhâm Địa chỉ: Hà Nội Nghề nghiệp: kỹ sư, làm việc tại công ty Cổ phần Công nghệ và Thiết bị hàn (WELDTEC) Thường xuyên đi công tác tại châu Âu và đạt nhiều giải thưởng quan trọng trong lĩnh vực sáng tạo khoa học, công nghệ. |
Ofer Nham Nguyen