Lòng tin từ thương hiệu Việt: không chỉ là nỗi đau riêng
Chiếc điện thoại Bphone của BKAV có thể coi là một trong những “quả bom” lớn nhất phá hủy niềm tin của người Việt với các thương hiệu nội địa, đặc biệt là với ngành hàng thiết bị phần cứng. Khó có thể trách được người tiêu dùng khi mà sự kỳ vọng như một quả bóng bay, được thổi lên rất nhanh rồi bất giờ bị chọc thủng.
Nhiều người cho rằng, ngay cả BKAV vốn đã có tiềm lực mạnh, cộng thêm kinh nghiệm khá nhiều trong lĩnh vực sản xuất phần mềm, thì định hướng phát triển quá chóng vánh cũng đã khiến cho họ không lường trước được các nguy cơ tiềm ẩn trong thực tế.
Bphone khiến cho người Việt thêm hoài nghi vào sản phẩm nội địa Việt |
Sau gần 2 năm ra mắt, Bphone đôi khi vẫn được nhắc tới như một “trò đùa” với sự kiêu hãnh của người Việt. Song quan trọng hơn là phần lớn người tiêu dùng mất đi niềm tin với các thương hiệu Việt đang tỏ ra phát triển mạnh mẽ. Và tâm lý chấp nhận sự tồn tại tất nhiên của hàng hóa nước ngoài, mà đặc biệt là sản phẩm nguồn gốc từ Trung Quốc còn nguy hiểm hơn.
Không ít người lo ngại rằng đây không phải là vấn đề của riêng BKAV, mà còn ảnh hưởng nặng nề tới các công ty khác muốn phát triển lớn mạnh ngay tại thị trường nội địa. Người tiêu dùng có thể không còn quan tâm đến các thương hiệu Việt, hay thậm chí là phản ứng dữ dội và nghi ngờ uy tín.
Và hệ lụy cần được khắc phục
Trong thời gian qua, khởi nghiệp là một trong những cụm từ được khắc tới nhiều nhất trong giới kinh doanh. Thậm chí, Việt Nam còn đang được gọi là “quốc gia khởi nghiệp” với những con số ấn tượng về cả số lượng và mật độ startup, ở khoảng 1.500 đơn vị đang hoạt động chỉ trong năm ngoái.
Nếu các startup Việt không được chính người Việt ủng hộ thì việc cháy máu chất xám ngay từ trứng nước dễ trở thành xu hướng. |
Điều đáng nói là có nguy cơ khá cao về chảy máu chất xám và cống hiến lợi ích cho nước ngoài. Năm ngoái, công ty đầu tư mạo hiểm The Ventures từ Hàn Quốc thậm chí đã đặt một văn phòng tại TP. HCM để tìm kiếm các startup có triển vọng. Người đại diện công ty này là ông Võ Hoàng Giang còn khẳng định rằng họ muốn đưa các dự án khởi nghiệp của Việt Nam sang Hàn Quốc. Nếu các startup Việt không được chính người Việt ủng hộ thì việc cháy máu chất xám ngay từ trứng nước dễ trở thành xu hướng.
Từ khá lâu, người Việt đã dần mất niềm tin vào khả năng tự chủ sản xuất của các doanh nghiệp nội địa. Câu nói "Việt Nam không làm nổi con ốc vít" như định kiến ngăn cản các doanh nghiệp tìm cách phát triển sản xuất ngay tại nước nhà. Thực chất, phần lớn đều hiểu sai ý của phát ngôn trên, bởi thực ra đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm được ốc vít có chất lượng tốt, song giá thành lại không đủ tốt để cạnh tranh.
Chính bởi vậy, khi thương hiệu xe đạp điện PEGA tuyên bố đã thành công trong việc nội địa hóa sản phẩm đạt tỉ lệ lên tới 35% thì cư dân mạng không ngớt “gạch đá”, tỏ ra ngờ vực. Nhiều người cho rằng ngay cả các hãng lớn như Honda và Piaggio ở thời gian đầu nội hóa xe 2 bánh cũng chỉ đạt khoảng 19-25%, nên việc PEGA làm được không hề dễ tin.
Từ lâu, người Việt Nam đã mất lòng tin vào các doanh nghiệp sản xuất Việt, bởi vậy thông tin PEGA (HKbike) nội địa 35% xe 2 bánh gắn động cơ khiến nhiều người hoài nghi. |
Giám đốc điều hành của PEGA, ông Lê Hoàng Long, cho biết họ tìm được phương hướng tận dụng các công ty Việt Nam chuyên sản xuất linh kiện cho xe máy chạy xăng truyền thống. Các đối tác mà PEGA lựa chọn đều có sẵn kinh nghiệm trong ngành chế tạo khung, vành, tay lái, dây phanh, yên xe, hệ thống điện… nên khả năng thay đổi để đáp ứng các tiêu chuẩn của xe điện cao cấp, cũng như các đòi hỏi để tối ưu cho môi trường đô thị Việt Nam.
Nếu chỉ nhìn vào việc nước ngoài đã làm được tên lửa, tàu bay, mà cho rằng việc người Việt tự chủ được với chiếc xe đạp điện không có gì đáng nói, hay thậm chí là không đáng tin cậy, thì có lẽ câu chuyện “Product of Vietnam” hay “Made in Vietnam” còn xa mới có thể nói tiếp.