Công thức tiếp cận thị trường thành công của hai hãng xe điện Tesla và Nio Nước Mỹ bắt đầu thiếu pin Lithium để sản xuất xe ô tô điện Đối thủ lớn nhất của Tesla là ai ? |
Khi so sánh xe ô tô điện và xe chạy xăng dầu thì không thể dùng cách đọ giá sản phẩm vì với tiện nghi và chất lượng tương đương thì xe điện có giá cao hơn và chi phí vận hành thì thấp hơn, mặc dù ở nhiều nơi chính phủ có trợ giá.
Vì vậy, khi so sánh đắt hay rẻ giữa xe xăng và xe điện người ta sử dụng Tổng chi phí sở hữu - Total cost of owership (TCO).
Khi so sánh đắt hay rẻ giữa xe xăng và xe điện người ta sử dụng Tổng chi phí sở hữu - Total cost of owership. |
Nói chung "Tổng chi phí sở hữu" đề cập đến một ước tính tài chính của tất cả các chi phí trực tiếp và gián tiếp có liên quan tới một tài sản (ở đây là xe ô tô) qua suốt quá trình sử dụng, vòng đời trung bình của tài sản đó. Định nghĩa TCO được thiết kế cho người tiêu dùng cá nhân và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể tính được tổng chi phí cho việc sở hữu vận hành sử dụng một sản phẩm, một hệ thống.
Để thay đổi thói quen tiêu dùng, bang New South Wales - Úc đã xây dựng 1 trang web cho người dùng có thể tính toán: Tổng chi phí sở hữu để biết được vòng đời sử dụng 1 chiếc ô tô điện với một chiếc xe xăng sau một quãng đời là 5 năm thì tổng chi phí sẽ mất bao nhiêu. Tất nhiên trong vòng 5 năm thì nhiều thay đổi có thể xảy ra cũng như giá của một chiếc xe điện cũ như Tesla Model 3 thì chưa thể xác định được chính xác vì chưa có chiếc nào trên thị trường đến 5 tuổi. Tuy nhiên, về cơ bản chúng ta cũng sẽ xác định tương đối chi phí sở hữu.
Theo như ảnh trên thì các yếu tố đầu vào bao gồm 2 phần chính:
1. Giá xe - bao gồm các loại thuế phí để có thể lăn bánh ra đường.
2. Chi phí hàng tháng - bao gồm khấu hao xe giảm giá trị hàng năm, tiền nhiên liệu, bảo trì và phí thuế.
Như vậy tới thời điểm hiện tại ở Sydney, Úc thì một chiếc Tesla Model 3 có tổng chi phí sở hữu 5 năm bắt đầu rẻ hơn 1 chiếc BMW Serie 3 với độ lệch khoảng vài trăm đô Úc.
Ngô Việt Hưng