![]() |
Việc đi hành trình hoặc sống lênh đênh trên tàu biển lại là chuyện hiếm gặp. Ảnh: tamngu |
Phần đầu tiền tôi xin nói về chuyện thực tập hạ xuống cứu sinh, chuyện này nghe có vẻ khô khan nhưng lại rất quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp tới sự sống còn của những người đang sống giữa biển khơi.
Trên biển nguy cơ trùng trùng như giông bão, gió lốc, sóng thần... hiện diện hàng ngày, trời đang nắng đẹp có thể chuyển mưa bão trong chốc lát.
Tất cả những nguy cơ này khiến cho cuộc sống của những thủy thủ, mà dân văn chương thường ví von là “Những người con biển cả” càng trở nên mong manh. Một con tàu dù có lớn đến mấy, ra đến giữa đại dương mênh mông cũng chỉ như một chiếc lá tre trôi theo dòng nước mà thôi.
Và thế là để giảm thiểu các nguy cơ ảnh hưởng đến sinh mạng thủy thủ, một công ước quốc tế có tên là SOLAS đã ra đời vào năm 1973. SOLAS là viết tắt của Safety Of Life at Sea, tạm dịch là Công ước quốc tế về sự an toàn sinh mạng con người trên biển. Công ước này có những quy định hết sức cụ thể về các trang thiết bị an toàn bắt buộc phải trang bị cho các tàu biển chạy tuyến nội địa và quốc tế. Xuồng cứu sinh là một trong những trang thiết bị ấy.
Tùy theo thiết kế của tàu, mỗi tàu hàng có thể có 1 hoặc 2 xuồng cứu sinh. Nễu chỉ có 1 thì xuồng này được bố trí phía sau lái, đặt dốc mũi trên một bệ nghiêng 45 độ, dạng này gọi là xuồng phóng vì khi thả xuồng, xuồng sẽ phóng từ trên xuống dưới nước như con tàu Vinashin Sea và Pretty Billow này. Xuồng phóng nhất thiết phải là xuồng kín
1. Tàu Vinashin Sea và xuồng phóng phía sau lái

2. Xuồng phóng của tàu Pretty Billow

Với những tàu có 2 xuồng cứu sinh, các xuồng được bố trí hai bên mạn. Tùy thiết kế, xuồng có thể là xuồng kín hoặc xuồng hở, nhưng có một điểm cực kỳ quan trọng, đó là số chỗ ngồi trên mỗi xuồng phải đủ cho toàn bộ thành viên thủy thủ đoàn. Xuồng được nâng hạ bằng một hệ thống cẩu có tên là Davit.
3. Xuồng hở mạn phải của tàu Vinashin Summer

4. Xuồng hở mạn trái của tàu Vinashin Summer

Việc xuống xuồng cứu sinh là điều không ai mong muốn. Rời tàu mẹ là biện pháp cuối cùng để đảm bảo sinh mạng. Nhằm đảm bảo cho các thủy thủ thuần thục trong các thao tác chuẩn bị rời tàu đẻ sắn sàng ứng phó với sự cố, SOLAS quy định phải thực tập thả xuồng 6 tháng một lần.
Dưới đây là những hình ảnh về một lần thực tập hạ xuồng cứu sinh của tàu Glory Star"
Khi có tín hiệu báo động rời tàu, tất cả thuyền viên tập trung ở vị trí quy định, có tên là EMERGENCY STATION để điểm danh. Mỗi người đều có nhiệm vụ riêng đã được quy định trong MUSTER LIST - Quy trình ứng phó sự cố.

6. Thường thì vị trí của EMERGENCY STATION nằm ngay boong xuồng cứu sinh

7. Sau khi điểm danh và nhắc lại nhiệm vụ, mọi người bắt đầu tiến hành nhiệm vụ của mình.

8. Xuồng bắt đầu được hạ bằng cách tháo hết các móc hãm và nhả dần phanh. Quả nặng màu đỏ chính là tay phanh.

9. Trong lúc hạ xuồng thì nhân tiện vệ sinh luôn dây cáp & trống tời. Một công đôi việc

10. Để giữ cho xuồng không bị lắc lư, va đập trong khi hạ, phía lái xuồng được cột chặt bằng một sợi dây.

11. Sợi dây này do một thủy thủ điều khiển.

12. Tương tự, phía mũi cũng được cột chặt bằng một sợi dây.

13. Và cũng được một thủy thủ điều khiển.

14. Xuồng đã được hạ đến gần mặt nước, thang dây cũng đã được thả xuống.

15. Người xuống trước trợ giúp người xuống sau. Sau khi xuống xuồng thì ai làm việc nấy, người thì mở các van nhiên liệu, người đóng công tắc điện, người nút lỗ lù dưới đáy xuồng, người khởi động máy….

16. Và vị sỹ quan chịu trách nhiệm cao nhất xuống sau cùng và đó thường là thuyền trưởng.

17. Dây lái đã được tháo ra.

18. Giật chốt tháo móc treo, móc treo nhả ra và xuồng hạ hẳn xuống nước.

19. Tháo nốt dây mũi, xuồng đã hoàn toàn tách ra khỏi tàu mẹ.

(Còn tiếp...)