Trong buổi gặp gỡ các đối tác GrabBike tại TP Hà Nội vào ngày 12 - 13/8 vừa qua, Grab đã thông tin về việc áp dụng chính sách tăng chiết khấu lên tới 20%, tăng 5% so với mức cũ.
Lượng tài xế GrabBike tại hai thành phố lớn là Hà Nội và HCM đang gia tăng nhanh chóng. Ảnh: Tiền Phong. |
Việc tăng tỷ lệ “ăn chia” của Grab khiến cho nhiều tài xế GrabBike phản đối và dẫn tới hiện tượng đình công của các tài xế GrabBike bằng cách tắt ứng dụng hoặc đặt cuốc xe ảo đang được lan rộng.
Trong thông tin phản hồi vừa phát đi về việc tăng mức phí sử dụng ứng dụng đối với dịch vụ, Grab Việt Nam cho hay mức phí 20% vốn đã được áp dụng với các đối tác mới tham gia GrabBike tại TP Hồ Chí Minh (TP HCM) từ ngày 7/5.
Đại diện truyền thông Grab là bà Nguyễn Thu An cũng cho biết “Sắp tới cũng sẽ được áp dụng cho toàn bộ đối tác GrabBike tại TP HCM từ ngày 5/9/2017. Việc thay đổi mức phí này nhằm đảm bảo một mức phí thống nhất, ngang bằng với mọi đối tác tài xế GrabBike tại cả 2 thành phố, đồng thời nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ GrabBike. Mức phí này cũng đã được cân nhắc để vẫn đảm bảo tính cạnh tranh so với các dịch vụ tương tự đang có mặt trên thị trường”.
Vị này cũng cho biết hiện nay, Grab đang áp dụng các chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho đối tác GrabBike. Đồng thời với những chương trình này, Grab đang mở rộng dịch vụ GrabBike ra các khu vực mới ở TP HCM và Hà Nội.
Đến nay, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ GrabBike ngày một tăng cao và ổn định, mật độ phủ khắp nơi nên có thể giúp đối tác trang trải cuộc sống; đối tác cũng không phải chịu những cuốc xe rỗng hoặc phải di chuyển xa để đón khách. Nhóm đối tác GrabBike có nhu nhập hơn 100 triệu/năm đang tăng trưởng rất mạnh. Grab cũng là công ty duy nhất trên thị trường vận tải ứng dụng công nghệ có bảo hiểm tai nạn cho tài xế và hành khách trong chuyến đi với mức bảo hiểm tối đa lên đến 100 triệu đồng/người.
Được biết, sau khi Grab thông tin về việc sẽ tăng mức chiết khấu ăn chia với tài xế, hiện tượng đình công không chỉ lan rộng ra tại Hà Nội mà còn có xu hướng lan ra cả TP HCM, nơi có số lượng rất lớn tài xế GrabBike.
Cũng trong một thông báo phát đi ngày 16/8 khi phản hồi về hiện tượng đình công lan rộng của nhiều tài xế GrabBike ở Hà Nội, và mới nhất là tại TP HCM với các hình thức như tắt ứng dụng, đặt chuyến đi ảo... để phản đối quy định tăng chiết khấ đối với những hành vi cản trở hoạt động của hệ thống như: cuốc xe ảo, đặt xe nhiều lần mà không có mục đích di chuyển hoặc đặt xe rồi huỷ quá nhiều lần nhằm mục đích gây khó khăn cho đối tác tài xế, tạo nhiều tài khoản trên cùng một thiết bị...