Theo khảo sát được thực hiện trong tháng 7 và 8/2017, do Uber phối hợp cùng Công ty Nghiên cứu Thị trường Audience Project thực hiện, tại Hà Nội, 77% người sở hữu phương tiện riêng đã từng bỏ lỡ hoặc trễ việc quan trọng vì gặp rắc rối khi tìm chỗ đỗ.
Việc chia sẻ xe tự lái có thể giảm số lượng lớn xe lưu thông, giảm ách tắc, ô nhiễm... Ảnh minh họa |
65% cho rằng việc tốn quá nhiều thời gian do kẹt xe là rắc rối lớn nhất khi tham gia giao thông và 63% khẳng định việc tìm nơi đỗ xe là rắc rối lớn thứ hai.
Thời gian trung bình mỗi ngày người dân bỏ ra để tìm chỗ đỗ xe là 45 phút – tương đương với 11,5 ngày/năm.
Trung bình mỗi ngày người dân Hà Nội mất 58 phút tại các điểm tắc đường, 82% phải bỏ ra 30 phút hoặc nhiều hơn.
Trong năm qua, 49% người sở hữu ô tô cá nhân ở Hà Nội đã cân nhắc đến chuyện không sở hữu xe nữa. 61% trong số họ cân nhắc chuyện không sở hữu xe ô tô nữa nếu tình trạng bãi đỗ không được cải thiện.
45% đồng ý các dịch vụ chia sẻ phương tiện là phương thức khả thi để thay thế ô tô cá nhân.
Nhìn chung người dân Hà Nội có thái độ tích cực đối với dịch vụ chia sẻ phương tiện. 44% trả lời thích hoặc rất thích các dịch vụ này. Chỉ 7% không thích.
Trong khi đó tại thành phố Hồ Chí Min, 68% người sở hữu ô tô riêng đã từng bỏ lỡ hoặc trễ việc quan trọng vì gặp rắc rối khi tìm chỗ đỗ (trong đó lễ cưới là sự kiện quan trọng bị trễ giờ nhiều nhất).
53% sẽ xem xét đến việc không sở hữu ô tô riêng nữa nếu vấn đề đỗ xe không được cải thiện.
Trung bình mỗi ngày, 76% người dân tại thành phố Hồ Chí Minh tiêu tốn hơn 30 phút tại các điểm tắc, riêng người đi ô tô tốn đến 51 phút mỗi ngày. Thậm chí 13% cho biết họ thường bị tắc đường mỗi ngày 2 tiếng đồng hồ hoặc hơn.
Khảo sát cũng cho thấy, 42% đồng ý rằng các dịch vụ chia sẻ phương tiện là phương thức thay thế khả thi cho ô tô cá nhân. 31% cho rằng trong tương lai dịch vụ chia sẻ phương tiện có thể thay thế ô tô cá nhân hoàn toàn.
Theo thống kê của Liên hợp quốc, đến năm 2030 lượng khí thải xe cơ giới của Châu Á sẽ chiếm tới 31% tổng lượng khí thải toàn cầu.
Còn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho rằng, Châu Á chịu mức độ ô nhiễm không khí cao nhất trên thế giới, với khoảng 80% các lý do bắt nguồn từ hoạt động giao thông vận tải.
Ước tính, mỗi năm nền kinh tế Châu Á thiệt hại khoảng 2-5% tổng sản phẩm quốc nội do ách tắc giao thông, khiến thời gian và chi phí di chuyển tăng lên.