Xe đang chạy bị kẹt chân ga, phải làm gì đây? Các bước đơn giản để vệ sinh xích xe máy tại nhà SUV 7 chỗ phổ dụng: Mức giá nào cho người dùng Việt? |
Có một điều chắc chắn rằng, hầu hết mọi người đều không giấu nổi niềm hạnh phúc khi lần đầu tiên cầm trong tay chìa khóa "xế cưng". Những chiếc xe hơi ngày nay đã được trang bị tốt hơn bao giờ hết cùng hàng loạt những tính năng an toàn giúp bảo vệ người lái tối đa trên đường. Tuy nhiên, đằng sau đó còn rất nhiều điều mà các lái mới cần nhiều giờ tìm hiểu, học hỏi trên mạng Internet cũng như từ các trải nghiệm thực tế.
Thay vì ôm đồm tất cả các bộ đồ nghề, dụng cụ khiến chúng ta gần như trở nên “quá tải”, không biết cái nào thực sự hữu ích thì tại sao bạn không xem qua các vật dụng tiêu biểu dưới đây. Hãy cùng bắt đầu nhé!
1. Bơm hơi chạy điện 12V
Đa số các mẫu xe hơi hiện nay đều được trang bị lốp dự phòng ở cốp xe hoặc treo gầm (đối với xe bán tải hay xe SUV sử dụng khung gầm rời) đi kèm bộ kích thay lốp. Tuy nhiên, đó vẫn là chưa đủ.
Một số loại bơm điện còn được tích hợp thêm thiết bị kích điện bình ắc quy. |
Trong trường hợp xe bạn “ăn” đinh mà không ảnh hưởng tới hông lốp, sử dụng bộ vá dùi cùng bơm điện là phương án cứu hộ tối ưu, giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian so với khi thay lốp dự phòng
2. Túi cứu thương, sơ cứu khẩn cấp
Có một thực tế là, đa số các lái xe dù là “tài già” hay lái mới đều có xu hướng “chăm bẵm” rất kĩ càng cỗ máy bốn bánh của mình như thay dầu máy đúng hạn, bảo dưỡng phanh định kì, thay dầu hộp số ..v…v… Thế nhưng, sức khỏe bản thân cùng bạn đồng hành lại ít được để tâm.
Kiểu dáng gọn nhẹ không tốn qúa nhiều diện tích trên xe. |
Trên suốt hành trình dài, duy trì sự tỉnh táo, tập trung là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, phụ nữ đặc biệt là người già ngồi lâu trên ô tô có thể gây mệt mỏi thậm chí chỉ cần chiếc xe lăn bánh thôi là đã cảm thấy nôn nao.
Chiếc túi nhỏ gọn nhưng có đủ các dụng có cần thiết. |
Một bộ sơ cấp cứu ngoài các dụng cụ y tế để khử trùng vết thương hở, có thêm thuốc chống say tàu xe hay dầu gió là điều cần thiết. Nó sẽ giúp các “thượng đế” tươi tỉnh hơn trong suốt hành trình và hơn hết, biến chuyến đi trở thành một trải nghiệm đáng nhớ.
3. Dây “câu” bình ắc-quy
Sự phát triển chóng mặt của thiết bị di động cùng các ứng dụng kết nối không dây đã thúc đẩy các nhà sản xuất xe hơi phải cân nhắc thay đổi để bắt kịp xu hướng. Mặt khác, nó cũng gần như “khai tử” các hệ thống giải trí truyền thống như đầu đĩa CD/DVD. Để mọi kết nối trở nên thông suốt, người lái không bỏ lỡ bất cứ cuộc gọi nào trong suốt hành trình, “sắm” thêm một bộ dây sạc điện thoại trên xe là việc nên làm.
Dù là "tài già" hay một lái mới đều không muốn chiếc xe của mình bỗng nhiên hết điện giữa đêm khuya ở một nơi xa lạ. Sẽ thật đáng quý nếu được chiếc xe nào đó sẵn sàng trợ giúp "kích" điện nhưng đôi khi, mọi việc không được như ý muốn. Để chủ động hơn khi gặp sự cố, trang bị cho "xế cưng" một bộ thiết bị kích bình ắc quy nhỏ gọn (giá dưới 2 triệu VNĐ) để phòng thân thực sự cần thiết.
4. Dụng cụ đo áp suất lốp
Một thực tế đáng buồn là "dụng cụ đo áp suất lốp" hay thói quen kiểm tra áp suất lốp chưa được đại đa số các tài xế tại Việt Nam chú ý đầy đủ. Trong buổi trao đổi, chia sẻ các kĩ thuật chăm sóc, bảo dưỡng xe dành cho cộng đồng người dùng Suzuki Vitara tại khu vực miền Bắc, chuyên gia đến từ Bridgestone Việt Nam khuyến cáo người lái cần kiểm tra áp suất lốp trước mỗi chuyến đi.
Nếu lốp xe không có đủ áp suất sẽ dẫn tới tình trạng mòn không đều nhưng nếu thừa, nổ lốp điều tất yếu! |
Trên một số dòng xe cao cấp, nhà sản xuất thường tích hợp sẵn chức năng kiểm tra áp suất lốp. Khi phát hiện áp suất không đồng đều, hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo trên bảng táp lô nhưng hiện nay lái xe cũng có thể tự tay thực hiện thao tác chỉ bằng một dụng cụ cầm tay cực kỳ tiện lợi.
5. Sách hướng dẫn sử dụng
Trước khi được xuất xưởng, mỗi chiếc xe đều được đính kèm một quyển sách hướng dẫn sử dụng, đôi khi nó lại được gói gọn trong một đĩa CD/DVD hoặc USB. Ngoài công dụng giải thích các ký hiệu hiển thị trên bảng táp-lô, hướng dẫn cách thao tác các chức năng trên xe (cài đặt đồng hồ, hệ thống giải trí ..v...v...) mà quan trọng hơn hơn là lịch bảo dưỡng, thay dầu định kỳ, lọc dầu, lọc gió và các bộ phận khác.
Tuy nhiên, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm điều khiển ô tô và đích ngắm của bạn là một chiếc xe second-hand, hãy nhớ hỏi người chủ xe chi tiết này.
Mạnh Quân